Giá trị văn hoá truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 30 - 37)

3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

1.1.1.Giá trị văn hoá truyền thống và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

1.1. Lý luận về giá trị văn hoá truyền thống và sự phát triển lốisống của thanh niên Việt Nam sống của thanh niên Việt Nam

1.1.1. Giá trị văn hoá truyền thống và giá trị văn hóa truyền thốngViệt Nam Việt Nam

* Giá trị văn hóa

Vấn đề giá trị là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học như đạo đức học, triết học, văn hoá học, toán học, xã hội học. Trong tiếng Hy lạp, “axios” có nghĩa là giá trị, còn trong tiếng Anh, thuật ngữ “value” cũng mang nghĩa giá trị. Định nghĩa giá trị của Từ điển Bách khoa Triết học Nga được các nhà khoa học xem là định nghĩa tốt nhất mà hiện nay nhiều từ điển khác sử dụng như là sự thừa nhận hợp lý. Đây là định nghĩa dễ hiểu, có căn cứ để nhận biết cả nội hàm và ngoại diên: “Giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học dùng để chỉ ý nghĩa văn hoá và xã hội của các hiện tượng. Về thực chất, toàn bộ sự đa dạng của hoạt động người, của các quan hệ xã hội, bao gồm cả những hiện tượng tự nhiên có liên quan, có thể được thể hiện là các “giá trị khách quan” với tính cách là khách thể của quan hệ giá trị, nghĩa là được đánh giá trong khuôn thước của thiện và ác, chân lý và sai lầm, đẹp và xấu, được phép và cấm kỵ, chính nghĩa và phi nghĩa, v.v...Khi định hướng đối với hoạt động của con người, phương thức và tiêu chuẩn được dùng làm thể thức đánh giá sẽ định hình ý thức xã hội và trong văn hoá thành các “giá trị chủ quan” (bảng đánh giá, mệnh lệnh và những điều cấm, mục đích và ý đồ...được thể hiện dưới hình thức các chuẩn mực). Giá trị khách quan và giá trị chủ quan là hai cực của quan hệ giá trị của con người với thế giới” [77, tr. 195 - 196].

Mọi sự vật, hiện tượng trong quan hệ với con người đều tiềm ẩn giá trị, nhưng những sự vật, hiện tượng có khả năng thỏa mãn, đáp ứng những nhu cầu, mang lại lợi ích cho con người thì mới có giá trị, và ngược lại là không

có giá trị, thậm chí là phản giá trị. Do đó, giá trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với nhu cầu của con người, cả vật chất lẫn tinh thần. Giá trị có tính khách quan bởi nó gắn với thuộc tính của sự vật hiện tượng, đồng thời cũng có tính chủ quan bởi tuỳ thuộc vào sự đánh giá của chủ thể. Địa vị xã hội, nhu cầu, lợi ích của chủ thể không giống nhau, thậm chí đối lập nhau, do đó, có những sự vật, hiện tượng là cái có giá trị với cá nhân, cộng đồng này, nhưng lại ít giá trị hoặc không có giá trị đối với cá nhân hay cộng đồng khác.

Trong không gian thời gian khác nhau, giá trị cũng có những hình thái biểu hiện khác nhau. Một sự vật hiện tượng có giá trị ở điều kiện, hoàn cảnh này, nhưng trong điều kiện, hoàn cảnh khác, lại ít giá trị hoặc không còn giá trị. Ba giá trị phổ quát, lý tưởng nhất mà nhân loại hướng tới là Chân - Thiện - Mỹ (cái đúng - cái tốt - cái đẹp) , nhưng nội hàm của các giá trị đó cũng khác nhau ở mỗi quốc gia, dân tộc. Như vậy, giá trị là một phạm trù có tính lịch sử, luôn biến đổi cùng sự đổi thay của bản thân chủ thể, của đời sống xã hội cũng như của hiện thực khách quan. Nhưng dù khác nhau về không gian, thời gian hay sự đánh giá, những nhu cầu của cá nhân hay cộng đồng càng cao đẹp, càng giàu tính nhân văn thì những gì đáp ứng nó càng có giá trị cao, càng mang tính phổ quát và bền vững.

Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, cùng một sự vật hiện tượng có thể có nhiều hình thái giá trị khác nhau, như giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị kinh tế, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị truyền thống, giá trị hiện đại v.v...trong đó, giá trị văn hóa là bao trùm nhất.

Giá trị văn hóa là tổng thể ý nghĩa văn hoá của mọi sự vật, hiện tượng trong quan hệ với hoạt động Người, có vai trò đặc biệt to lớn đối với việc hoàn thiện tính Người, nhân cách con người cũng như đối với sự tiến bộ xã hội. Về bản chất, giá trị văn hóa phản ánh trình độ phát triển của cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong các mối quan hệ đa dạng, phong phú của con người, thể hiện sức mạnh của tính Người, bản chất Người và là kết quả hoạt động sáng tạo của nhiều thế hệ. Đó cũng là những gì có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng

trong những giai đoạn lịch sử nhất định, được cộng đồng thừa nhận, tôn vinh, hướng tới, là yếu tố cốt lõi đóng vai trò định hướng suy nghĩ, hành vi, thái độ cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính mình. Ở góc độ xã hội, các giá trị văn hóa đều biểu hiện khát vọng, nhu cầu, lợi ích chân chính của các lực lượng tiến bộ và luôn tạo ra các nhân tố làm gia tăng cái đúng, cái tốt, cái đẹp, làm đậm tính Người trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Có thể chia giá trị văn hoá theo các lớp khác nhau: Giá trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa hiện đại; giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể; giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần; giá trị văn hoá dân tộc và giá trị văn hoá nhân loại v.v...Trong sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, tiếp cận các giá trị văn hóa truyền thống trong mối quan hệ với hiện đại là một lát cắt quan trọng. Nó cho phép xem xét những vấn đề từ quá khứ đến đời sống đương đại và dự báo sự phát triển trong tương lai, thực chất là “logic hoá” lịch sử của các giá trị văn hoá.

* Giá trị văn hóa truyền thống

Theo Từ điển xã hội học hiện đại (của G.A. Theodorson và A.G. Theodorson, New York, 1997), thì “truyền thống là một tập quán xã hội truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua quá trình xã hội hoá”, “truyền thống đại diện cho niềm tin, giá trị và cách suy nghĩ của một nhóm xã hội”. Theo GS. Trần Văn Giàu, “truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng có thể là tích cực, có thể là tiêu cực” [26, tr. 92]. Truyền thống của một dân tộc là một vấn đề rộng lớn, nó bao gồm cả truyền thống lịch sử, truyền thống dựng nước và giữ nước, truyền thống văn hoá, có thể là tập quán hay niềm tin xã hội được truyền lại qua các thế hệ. Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài không xét toàn bộ truyền thống nói chung mà chỉ đề cập đến các giá trị của văn hoá truyền thống. Đó là giá trị văn hoá được các thế hệ trước chọn lọc, thẩm định, trao truyền lại cho thế hệ sau và biểu hiện tập trung nhất ở các giá

trị tinh thần. Các GTVHTT thấm trong quan niệm, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một dân tộc, vừa là kết tinh của văn hoá dân tộc, vừa thể hiện cốt cách, tâm hồn, triết lý nhân sinh của dân tộc đó.

Từ góc nhìn hiện tại, giá trị văn hóa truyền thống không chỉ chuyển tải thông điệp của quá khứ, mà còn thể hiện thái độ và cách ứng xử của hiện tại đối với các thông điệp đó. Đó là sự thống nhất biện chứng giữa những gì được truyền lại từ quá khứ - cái khách quan - với sự lựa chọn và tiếp nhận của hiện tại - thông qua nhân tố chủ quan. Từ đó, các GTVHTT tiếp tục hòa nhập vào thế giới của các giá trị mới, nhưng vẫn không mất đi bản chất của mình. Khi xem xét GTVHTT, ta thường đặt nó trong mối quan hệ với giá trị văn hoá hiện đại – những giá trị văn hoá nảy sinh từ những điều kiện kinh tế - xã hội mới. Những giá trị văn hoá hiện đại thường gắn với tính tiên tiến và mang tính thời đại, trong khi các GTVHTT thể hiện đậm nét tính dân tộc, mang bản sắc dân tộc, mang tính ổn định, bền vững. Trong quá trình phát triển, GTVHTT không ngừng được bổ sung các yếu tố tiên tiến của thời đại để thích nghi với đời sống hiện đại. Điều đó đảm bảo cho các GTVHTT được duy trì, tiếp nối và tránh sa vào bảo thủ, lỗi thời – xu thế thường thấy của truyền thống. Mặt khác, các yếu tố hiện đại, khi đáp ứng nhu cầu văn hoá chân chính, được cộng đồng khẳng định, trở thành thói quen trong nhận thức và hành động của số đông, sẽ trở nên tương thích với truyền thống và dần kết tinh thành giá trị, hoà nhập vào hệ thống GTVHTT. Sự chuyển hoá này, vừa đảm bảo cho yếu tố hiện đại có chỗ dựa vững chắc là truyền thống, vừa tránh dẫn đến xung đột, phủ nhận truyền thống – xu thế thường thấy của các yếu tố hiện đại. Chính vì vậy, giá trị văn hoá truyền thống, trong nội hàm của nó đã thể hiện tính biện chứng, có mối gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hoá hiện đại.

Như vậy, GTVHTT là giá trị văn hoá hình thành và kết tinh từ lịch sử, được lưu truyền lại cho hiện tại và tương lai, thể hiện ý nghĩa của nó đối với đời sống của các thế hệ kế tiếp. GTVHTT thuộc về văn hóa truyền thống, nhưng không đồng nhất với văn hóa truyền thống. GTVHTT là tinh hoa của

văn hoá dân tộc, đã qua sự thẩm định khắt khe của lịch sử, đã khẳng định được sức mạnh nội tại, sức sống lâu bền cũng như khí tiết, bản sắc của dân tộc. Những giá trị đó không chỉ biểu hiện tính có ích trong quá khứ, mà còn giúp chủ thể văn hóa nhận định, giải quyết những vấn đề hiện tại, dự tính những kế hoạch của tương lai và hành động vì sự phát triển của dân tộc.

* Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

Mỗi dân tộc với điều kiện và không gian sinh tồn riêng đều tạo nên một nền văn hóa với các giá trị riêng của mình. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam hình thành trên dải đất có địa hình phức tạp, tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ, nhưng lại nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bão lụt triền miên. Để phát triển nền kinh tế nông nghiệp, mà chủ yếu là trồng lúa nước, dân tộc Việt Nam đã phải liên tục chống chọi với thiên tai, quai đê, lấn biển, chống lũ lụt. Môi trường tự nhiên vừa thuận lợi, vừa khắc nghiệt, cuộc đấu tranh bền bỉ chống ngoại xâm, nền sản xuất nông nghiệp cùng nét đặc thù trong tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là những điều kiện khách quan nổi bật tạo nên những giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, vị trí địa lý, địa văn hoá, địa chính trị cũng tạo điều kiện cho sự giao thoa, tiếp biến văn hoá và làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hoá truyền thống dân tộc. Vấn đề này cũng đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đúc kết những giá trị văn hoá quý báu của dân tộc Việt Nam. Từ những kết quả nghiên cứu đó, có thể khái quát những nội dung cơ bản của GTVHTT như sau:

Một là, lịch sử lâu dài đấu tranh chống thiên tai, giặc dã đã hình thành một cộng đồng Việt Nam chặt chẽ mà tính dân tộc nổi trội hơn tính giai cấp. Sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các thành viên trong cộng đồng, được hình thành trên cơ sở của các cuộc khai hoang, mở nước, của nền sản xuất nông nghiệp gắn bó, phụ thuộc vào thiên nhiên, của công cuộc đấu tranh chống chọi với thiên tai và sự xâm lược từ các thế lực bên ngoài. Trước yêu cầu của sự sinh tồn, phát triển, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam không chỉ thể hiện sự gắn kết

giữa các thành viên trong cùng thế hệ mà còn giữa các thế hệ với nhau, hình thành ý thức về cái chung, về cội rễ của mình. Ý thức hướng về nguồn cội, thể hiện rõ nét ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở, “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó không chỉ là hướng về nguồn cội, mà còn là sự tiếp nối nguồn cội, duy trì mạch nguồn sức mạnh vì sự vững bền của đất nước, của dân tộc.

Hai là, sự gắn bó tự nhiên giữa cá nhân - gia đình - làng xã đã phát triển thành sự gắn bó với một phạm vi lớn hơn là Tổ quốc. Lịch sử lâu dài, nhiều khó khăn, gian khổ chống chọi với thiên nhiên để tồn tại, phát triển, tất yếu hình thành ở mỗi con người sự gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương, xứ sở. Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng mà mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, dân tộc đều có, nhưng phát triển đến trình độ chủ nghĩa yêu nước thì đặc biệt nổi trội ở dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử, trở thành sức mạnh bền vững làm nên sự trường tồn của dân tộc. Chủ thể của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là toàn thể dân tộc, chứ không phải của một vài cá nhân riêng lẻ. Yêu nước không phải là những quan điểm lý luận có tính hệ thống, nhưng lại là nhân tố phổ biến trong tâm thức con người Việt Nam, thành đạo lý, lẽ sống của các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử dân tộc. Yêu nước trở thành ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc cũng như xây dựng và kiến thiết nước nhà.

Ba là, GTVHTT của dân tộc Việt Nam còn biểu hiện ở lòng yêu thương con người, kết thành chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả. Tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ, sẻ chia mỗi khi gặp hoạn nạn, mất mùa, đói rét, bệnh tật, đó là tính Người, là tình Người trong xã hội, được hình thành một cách tự nhiên trong điều kiện sống với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh kéo dài. Tình yêu thương con người, ở dân tộc nào cũng có, nhưng “thương người

như thể thương thân” là đạo lý đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Cách ứng xử, yêu thương người khác như với chính bản thân mình, không chỉ biểu hiện sự thấu hiểu, thấu cảm, hiểu người, hiểu mình, mà đã chứa đựng một tầm tư tưởng nhân văn cao đẹp. Tinh thần đó thể hiện trong ứng xử nhân đạo, nhân văn không chỉ với đồng bào mình, mà còn với cả kẻ thù của dân tộc. Đó là truyền thống lấy “đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Truyền thống đó không những được duy trì, tiếp nối trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc mà còn phát triển ở tầm cao mới, kết tinh trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Đó là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu, vì con người, vì lương tâm, nhân phẩm và giá trị cuộc sống của con người.

Bốn là, GTVHTT của dân tộc Việt Nam còn biểu hiện ở tính cần cù, sáng tạo. Đây cũng là một phẩm chất điển hình của dân tộc Việt Nam, mà ít dân tộc nào bì kịp. Với điều kiện sinh tồn đầy khó khăn, khắc nghiệt, con người Việt Nam không thể tồn tại nếu không chăm chỉ, cần mẫn, sáng tạo. Mảnh đất giàu tài nguyên, nhưng cũng khắc nghiệt đã rèn rũa con người Việt

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 30 - 37)