Thực trạng phát huy vai trò tạo nguồn lực tinh thần của giá trị văn hoá truyền thống cho sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 87 - 93)

3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

2.1.3. Thực trạng phát huy vai trò tạo nguồn lực tinh thần của giá trị văn hoá truyền thống cho sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

văn hoá truyền thống cho sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

Để thế hệ trẻ có đủ trí tuệ và bản lĩnh, tri thức và kỹ năng hội nhập với thế giới ngày càng rộng mở, vốn văn hoá dân tộc là một phần không thể thiếu trong hành trang của họ. Nhưng quan trọng hơn, nguồn vốn đó phải được chuyển hoá thành sức mạnh vật chất, thúc đẩy hoạt động của các chủ thể để đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và con người Việt Nam. Ở khía cạnh lối sống, nguồn vốn văn hoá quý giá của dân tộc giúp đánh thức những tiềm năng sáng tạo, kết nối sức mạnh nội sinh, thúc đẩy lối sống của thế hệ trẻ theo các chuẩn mực văn hoá.

Trong nhiều năm qua, cuộc vận động thanh niên “Sống đẹp, sống có ích” - một trong những hoạt động quan trọng của tổ chức Hội LHTN Việt Nam đã trở thành phong trào sâu rộng trong thế hệ trẻ. Với thanh niên, ý nghĩa và giá

trị thực sự của cuộc sống đã được nâng tầm văn hóa, không chỉ bó hẹp trong đời sống riêng tư, mà đã hướng tới cái chung là cộng đồng, là đất nước, dân tộc. Màu cờ Tổ quốc đỏ rực trên các trang mạng, với những dòng tâm trạng thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước và ý thức chủ quyền thiêng liêng của dân tộc trong sự kiện Biển Đông (tháng 5/2014) là một trong nhiều minh chứng điển hình cho sức mạnh của tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Tinh thần yêu nước, chí anh hùng vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng và trong mỗi thanh niên. Nguồn sức

mạnh đó đã và đang thôi thúc họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, vượt qua nghịch cảnh, cống hiến và trưởng thành. Phần đông thanh niên vẫn xem GTVHTT như là một nhân tố tạo động lực tinh thần mạnh mẽ cho sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay [Phụ lục 3.3].

Đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới mà trình độ khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng nó vào sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý kinh tế - xã hội đã trở thành ưu tiên hàng đầu, là nhân tố quyết định vị thế của quốc gia trong quá trình cạnh tranh. Sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng đã làm xuất hiện một thế hệ thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực, chủ động thay vì tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại. 64,6% thanh niên chọn hình mẫu lý tưởng là phải có hiểu biết sâu rộng, 57% chọn mẫu người năng động sáng tạo [84, tr. 42]. Điều đó cho thấy đa số thanh niên luôn coi trọng tri thức, trí tuệ, coi trọng tính tự lực, tự cường để tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ, có chí hướng vươn lên, tự khẳng định mình cũng như đáp ứng yêu cầu đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới văn minh, hiện đại.

Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về hành vi ứng xử của giới trẻ hiện nay, tích cực, lạc quan có và tiêu cực, bi quan cũng không ít. Tuy nhiên cần có cái nhìn khách quan và cả thái độ bao dung văn hóa khi nhận định về lớp trẻ. Có thể khẳng định, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những con người chứa

chất nội lực văn hóa mà tiềm năng còn chưa khai thác hết. Họ năng động, sáng tạo, có kiến thức rộng, sống có hoài bão và lý tưởng, đồng thời không ngừng học hỏi vươn lên tự làm giàu cho bản thân, gia đình và cống hiến cho đất nước. Đại đa số thanh niên đã thể hiện trách nhiệm với xã hội, với chính bản thân mình, có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc. Những thành tích mà họ đạt được trong học tập, công tác, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, chiến đấu bảo vệ chủ quyền và sự bình yên của đất nước đã phần nào chứng tỏ điều đó [80]. Trong lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, không chỉ hiện diện những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, mà có thêm những giá trị văn hoá mới, hiện đại, thể hiện một xu thế phát triển văn hoá, lối sống theo hướng tích hợp và lan toả giá trị, và lối sống của tuổi trẻ đang bắt nhịp với yêu cầu của đời sống xã hội ngày càng hiện đại, của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập với thế giới.

Truyền thống yêu nước, yêu gia đình, tinh thần cộng đồng, cần cù chịu khó, tương thân tương ái, hòa thuận khoan dung v.v… đang được tiếp tục hiện thực hóa thông qua lối sống thanh niên hiện nay. Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu Phạm Hồng Tung cho thấy, 95,6% thanh niên trả lời, họ cơ bản hoặc rất quan tâm đến gia đình. Cuộc điều tra SAVY năm 2003 cũng từng cho kết quả tương tự khi 95% thanh niên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với gia đình và cảm thấy có giá trị đối với gia đình [86, tr. 270]; 94,5% số người được hỏi tham gia các hoạt động thờ cúng tổ tiên tại gia đình, trong đó có tới 41,9% tham gia thường xuyên và 20,6% tham gia thường xuyên, chỉ có 6,3% thanh niên hiếm khi tham gia hoạt động này [86, tr. 272]. Giá trị văn hóa truyền thống, thông qua gia đình, trở thành yếu tố quan trọng nhất tác động và thúc đẩy lối sống thanh niên theo các chuẩn mực văn hóa mà trước hết là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Biết nhớ về nguồn cội, tôn trọng quá khứ là một biểu hiện của tâm hồn đẹp, cũng là động lực để thanh niên hướng tới tương lai.

Nội năm 2006 cho thấy một diện mạo khác. Có tới 69,7% sinh viên được hỏi cho rằng sinh viên hiện nay có biểu hiện chạy theo lối sống thực dụng. Rõ ràng, thanh niên đang thiếu một năng lực tự thân để chống lại những cám dỗ vật chất tầm thường; 31,2% cho rằng sinh viên hiện nay chưa có khát vọng cao về lập thân, lập nghiệp vì tương lai; 21,8% cho là sinh viên có biểu hiện mờ nhạt về hoài bão và lý tưởng [42]. Điều tra của tác giả luận

án cũng cho thấy, có đến 37,2% số người được hỏi cho rằng thanh niên hiện nay ít quan tâm đến người khác, 40,9% cho rằng họ chú trọng hưởng thụ trong lối sống và có đến 52,9% có xu hướng chạy theo lối sống phương Tây [phụ lục 2.2]. Mặt khác, nhiều thanh niên có thái độ và cách ứng xử phù hợp với chuẩn giá trị xã hội, nhưng nó lại được thôi thúc bởi động cơ bên ngoài (làm vừa lòng cha mẹ, thầy cô hay thủ trưởng cơ quan, đơn vị) hơn là bởi động cơ bên trong - sự thấu hiểu giá trị và tự giác, yêu thích, mong muốn ứng xử và hành động theo các chuẩn giá trị đó.

Kết quả khảo sát về “Những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay” đo nhóm nghiên cứu do GS.TS Nguyễn Ngọc Phú tiến hành cũng cho thấy một khía cạnh khác: Thanh niên đặt phẩm chất “có tinh thần yêu nước XHCN” lên hàng đầu, xếp thứ 1 trong 20 tiêu chí, nhưng việc “sẵn sàng xả thân vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” lại chỉ được xếp thứ 10; lựa chọn “lối sống có văn hoá” xếp thứ 5/20, nhưng việc “trung thực trong kinh doanh”, “yêu lao động, coi trọng chất lượng và hiệu quả” lại bị xếp tận thứ 19/20 [phụ lục 4]. Điều đó chứng tỏ, nội lực

văn hóa trong một bộ phận thanh niên chưa thực sự được đánh thức, khơi dậy để thôi thúc họ hình thành quan điểm, lẽ sống theo các chuẩn mực văn hóa. Hơn nữa, trong thanh niên, nguồn lực đó cũng chưa thực sự đủ mạnh để giúp họ tự giác thực hành lối sống văn hoá cũng như đề kháng với những cám dỗ tiêu cực từ bên ngoài.

Tác động mạnh mẽ của truyền thông cùng những lượng thông tin đa chiều, khó kiểm soát và nhiều nội dung có phần thiếu tính nhân văn đã khiến

thanh niên dễ dàng bị chi phối và định hướng sai lệch. Sự lệ thuộc vào thế giới số, thế giới ảo ngày càng tăng thì sự gắn bó và yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người, mà trước nhất là giữa các thành viên trong gia đình cũng suy giảm. Những giá trị tốt đẹp về đạo đức, nhân cách, lối sống từng được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục gia đình cũng như sự nỗ lực của các chủ thể giáo dục khác, dường như chưa đủ mạnh trước “cơn bão” truyền thông đa phương tiện và tác động của những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội tới thanh niên. Lòng hiếu thảo đang có nguy cơ mai một, sự vô cảm, vô ơn, thiếu trách nhiệm có xu hướng tăng dần trong giới trẻ. Trong phạm vi quan hệ gia đình, nghiên cứu của PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn cho thấy có đến 60% sinh viên đổ mọi trách nhiệm nuôi dạy con cái lên cha mẹ, không thừa nhận trách nhiệm của chính bản thân những người con. Một bộ phận trong giới trẻ thu mình, tự bảo vệ bản thân một cách tiêu cực, phản ứng ngược chiều với giá trị thông thường của xã hội. Những giá trị về lòng nhân ái, đức hy sinh, tính vị tha…vốn là động lực thúc đẩy những hành vi đẹp trong xã hội, được các thế hệ cha ông cố gắng lưu truyền, giờ như vô nghĩa trong lối sống của không ít thanh niên.

Không ít thanh niên ngày nay dễ dàng chấp nhận với những hành vi lệch chuẩn văn hoá và đôi khi xem đó là trào lưu của xã hội hiện đại, là cá tính, dũng cảm. Lòng tự trọng bị hạ thấp và “cái tôi ảo” được nâng cao. Những phản giá trị có cơ hội lên ngôi và những hành động, cách ứng xử chân chính, lương thiện, tốt đẹp chưa được nhân rộng. Theo số liệu điều tra của Viện Công nhân, chỉ có 22,8% công nhân có ý thức tìm hiểu pháp luật. Một bộ phận thanh niên vẫn chưa nhận thức rõ trách nhiệm cá nhân trong việc tuân thủ pháp luật. 50,7% đến 57,6% học sinh, 45,4% đến 59,4% sinh viên cảm thấy không dằn vặt ân hận khi bản thân làm sai pháp luật, và có 71,3% học sinh, 75% sinh viên làm ngơ khi thấy người khác vi phạm pháp luật [15]. Đáng báo động là tình trạng phạm tội trong thanh niên ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an, chỉ riêng 6

tháng đầu năm 2011, có đến 75% tội phạm là thanh thiếu niên và so với các năm trước đó, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hoá, hành vi, tính chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng.

Những nét đẹp của lối sống như lối ứng xử văn minh: xếp hàng nơi công cộng, nhường chỗ trên xe buýt, nói lời “xin lỗi”, “cảm ơn”, bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi,…đến thái độ tôn trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người lớn tuổi, tôn trọng bạn bè, đồng nghiệp, đến cách sống chan hòa, tình nghĩa, khoan dung còn chưa trở thành lối ứng xử phổ biến, thường xuyên, có tính bền vững của giới trẻ. 32% sinh viên chấp nhận hành vi vô ơn, không xem đó là chuyện phi đạo đức; có đến 41% sinh viên đồng ý không nhất thiết phải sống cao thượng vì đôi khi cao thượng lại là mù quáng, 36% cho rằng làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt và 28% có tư tưởng trả thù, báo oán [67, tr. 11]. Đây là những con số báo động về sự lệch lạc trong nhận thức, thái độ ứng xử của các bạn trẻ, biểu hiện của một cách sống thờ ơ, vô cảm, thực dụng, coi nhẹ nghĩa tình, đạo lý, đi ngược lại với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây nhiều lo lắng, bức xúc cho xã hội. Ngoài những nguyên nhân như thiếu sự quan tâm, giáo dục từ các chủ thể, sức mạnh điều tiết của pháp luật đến lối sống thanh niên chưa thực sự phát huy hiệu quả, có nguyên nhân sâu xa là thiếu sức mạnh văn hoá, sức mạnh tự điều tiết của chính thanh niên. Những điều đó cùng sự tác động tiêu cực của đời sống đã đẩy nhiều thanh niên vào con đường phạm tội, gây ra những hậu quả nặng nề, không chỉ về kinh tế, chính trị, xã hội mà nghiêm trọng hơn là sự tổn thất về con người, sự xuống cấp, suy thoái đạo đức, nhân cách, lối sống của một bộ phận giới trẻ.

Tóm lại, các giá trị văn hoá truyền thống, với tính cách một nhân tố cho sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng tinh thần, định hướng, điều tiết cũng như tạo nguồn lực tinh thần cho sự phát triển lối sống đó. Đã và đang hình thành ở thanh niên một lối sống có bản sắc dân tộc nhưng cũng mang tính hiện đại, lối

sống chứa đựng các giá trị văn hoá cao đẹp của dân tộc, có mục tiêu, lý tưởng, có tình nghĩa, thuỷ chung, giàu bản sắc, đồng thời cũng giàu sức sáng tạo, tinh thần đổi mới, khát vọng cống hiến cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Các GTVHTT cũng đã tạo lập cho thanh niên sức mạnh, bản lĩnh văn hoá để tuổi trẻ tự tin từng bước tiếp thu văn hoá lối sống của nhân loại và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách giữa việc nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của GTVHTT trong phát triển lối sống thanh niên với việc thực hành lối sống của họ theo các giá trị văn hoá, dẫn đến sự lệch lạc lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w