Mối liên hệ giữa giá trị văn hoá truyền thống và phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 48 - 51)

3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

1.1.3. Mối liên hệ giữa giá trị văn hoá truyền thống và phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

sống của thanh niên Việt Nam

Thứ nhất, giữa GTVHTT và sự phát triển lối sống thanh niên có sự quy định lẫn nhau. Là phương thức thể hiện văn hoá, phát triển lối sống thanh niên chịu sự quy định không chỉ của đời sống kinh tế, chính trị, mà còn bởi hệ giá trị văn hoá - tinh thần, trong đó có giá trị văn hoá truyền thống. Các GTVHTT là yếu tố tinh thần cơ bản, giúp lối sống duy trì và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị đã được cộng đồng dân tộc khẳng định trong lịch sử. Lối sống của thanh niên, dù hiện đại đến đâu cũng không thể tách rời hay phủ nhận các giá trị văn hoá truyền thống, nếu không sẽ bị đứt đoạn với quá khứ và hẫng hụt trước tương lai. Mọi cách thức tiến hành hoạt động sống, dù trong lao động sản xuất, chính trị xã hội, sinh hoạt, học tập, nghiên cứu hay giao tiếp, ứng xử đều chịu sự ràng

buộc của hệ giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc. Các giá trị đó đảm bảo cho việc thực hành lối sống theo các giá trị chân - thiện - mỹ, vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa có sự tiếp nối quá khứ - hiện tại - tương lai.

Trong dòng chảy đó, lối sống của thanh niên là một phương thức cơ bản để bảo tồn, chuyền tải và tiếp nối các giá trị văn hoá truyền thống, làm cho các GTVHTT vẫn tiếp tục được khẳng định và duy trì. Nếu không được hiện thực hoá thông qua lối sống của thế hệ trẻ - với tính cách thế hệ tiếp nối lịch sử, văn hoá dân tộc, các giá trị đó sẽ chìm sâu, ẩn dấu, sẽ dần trở nên mờ nhạt và bị lãng quên. Các giá trị vật chất, sớm muộn cũng bị bào mòn bởi thời gian, nhưng các giá trị văn hoá tinh thần của một dân tộc, sẽ không thể bị mai một nếu vẫn được hiện thực hoá thông qua lối sống của các thế hệ. “Tôn sư trọng đạo“ là một giá trị đã được gìn giữ bởi lối sống của biết bao thế hệ người Việt Nam. Đó là cách mà các dân tộc duy trì, bảo vệ các giá trị cốt lõi của mình. Những tinh hoa của văn hoá dân tộc sẽ vẫn tiếp tục được bảo tồn, chừng nào nó vẫn được thể hiện qua lối sống của cộng đồng cũng như của thế hệ trẻ.

Thứ hai, giữa GTVHTT và sự phát triển lối sống thanh niên có sự tác động qua lại lẫn nhau. Các GTVHTT là biểu tượng, tinh hoa trí tuệ của dân tộc, trở thành lẽ sống, có tác dụng định hướng, dẫn đường cho lối sống của các thế hệ nhằm duy trì tính dân tộc cho lối sống đó. Sức mạnh của GTVHTT, thông qua phong tục, tập quán tốt đẹp, quy ước xã hội, thông qua lối sống đã được định hình của các thế hệ đi trước mà tạo dựng lối sống của thế hệ tiếp theo. GTVHTT như những phẩm giá cao quý, biểu trưng cho sự tự cường, tự tôn dân tộc, có tác dụng giúp lối sống của thanh niên hình thành và phát triển theo hướng tích cực, tránh được những tác động tiêu cực đe doạ sự tồn vong của dân tộc và văn hoá dân tộc.

Mặt khác, sự linh hoạt của lối sống thanh niên cùng đòi hỏi của đời sống đương đại sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong hệ GTVHTT, buộc các giá trị đó phải tiếp tục được thử nghiệm, chắt lọc, bổ sung, phát triển, được hiện đại hoá để tương thích và tồn tại trong không gian, thời gian mới,

đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển. Tuy nhiên, sự thay đổi không phải là phủ nhận hoàn toàn các giá trị đó mà là biến đổi trong phương thức biểu hiện, tìm cách thích nghi trong điều kiện mới, với các thế hệ mới, đồng thời, hấp thụ các giá trị mới để củng cố, làm phong phú thêm nội hàm các giá trị đó. Nếu không có sự biến đổi đó, các giá trị truyền thống dễ trở thành bảo thủ, bị khước từ và dần bị lãng quên. Từ chữ “trung“ gắn với gia tộc, tông tộc của Nho giáo Trung quốc, khi vào nước ta đã thành chữ “trung“ gắn với dân tộc, thấm đậm tinh thần Việt Nam. Vẫn chữ “trung“ đó, đến thời đại Hồ Chí Minh đã trở thành “trung với nước“, với một nội hàm sâu sắc, nhân văn hơn. Chính sự vận động trong lối sống của thế hệ trẻ sẽ góp phần làm biến đổi nhưng cũng làm bền vững thêm, phong phú thêm các GTVHTT của dân tộc.

Thứ ba, giữa GTVHTT và sự phát triển lối sống thanh niên cũng có sự xâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau, thúc đẩy quá trình giá trị hoá, văn hoá hoá lối sống cũng như hiện đại hoá, lối sống hoá văn hoá truyền thống. GTVHTT là các giá trị tồn tại hiện thực ngay trong các thế hệ người. Nó không đứng ngoài đời sống xã hội nói chung và lối sống nói riêng. Trong sự vận động và phát triển của mình, lối sống thanh niên thường xuyên hấp thụ, chuyển hoá các giá trị văn hoá thông qua các lĩnh vực lao động sản xuất, chính trị xã hội, học tập nghiên cứu hay giao tiếp ứng xử của các chủ thể. Tính giá trị của văn hoá truyền thống dân tộc - nhất là văn hoá tinh thần - sẽ chỉ được nhận biết khi được biểu hiện thông qua các phương thức tồn tại, trong đó có lối sống. Truyền thống cần cù, yêu lao động được hiện thực hoá qua hoạt động lao động sản xuất, sẽ thể hiện ở tinh thần, ý thức, thái độ, tác phong lao động, thể hiện ở động cơ, mục đích chân chính của lao động, sản xuất, kinh doanh, với ý nghĩa lao động sản xuất là phương thức hoàn thiện nhân tính - mục đích sống đích thực của con người. Quá trình thẩm thấu GTVHTT trong lối sống thanh niên được thực hiện thường xuyên, liên tục, làm cho lối sống thấm đậm chất truyền thống, hàm chứa các giá trị văn hoá và kết tinh thành giá trị. Lối sống trọng tình nghĩa của dân tộc Việt Nam đã được khẳng định như một giá

trị. Đó là xu thế giá trị hoá lối sống, làm cho lối sống thanh niên trở thành một phương diện quan trọng của văn hoá dân tộc, kết tinh của văn hoá dân tộc, biểu hiện nhiều sắc thái đa dạng, phong phú của văn hoá truyền thống dân tộc. Như vậy, GTVHTT và phát triển lối sống thanh niên có sự liên hệ gắn bó chặt chẽ, tác động, chuyển hoá lẫn nhau. Trong thực tiễn xã hội, sự xâm nhập lẫn nhau giữa GTVHTT và lối sống thanh niên càng mạnh mẽ, chứng tỏ sự lan tỏa GTVHTT trong lối sống của thế hệ trẻ càng sâu rộng. Trong mối quan hệ với văn hoá truyền thống, có thể xem phát triển lối sống thanh niên là cách thức tiến hành những hoạt động sống của thanh niên được thôi thúc bởi động cơ văn hoá truyền thống, biểu hiện ra như những hoạt động sống đậm tính dân tộc và tuân theo các chuẩn mực văn hóa truyền thống.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w