Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống vớ

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 109 - 113)

3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống vớ

trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống với hạn chế về năng lực của thanh niên trong việc tiếp nhận và chuyển hoá các giá trị đó thông qua lối sống của mình

chứng giữa sự tác động của các yếu tố khách quan và năng lực chủ quan của thanh niên, giữa các yêu cầu giáo dục, định hướng từ gia đình, nhà trường và các chủ thể với nhu cầu tự giáo dục, tự định hướng lối sống của chính thanh niên theo các chuẩn mực văn hoá. Tuy nhiên, khảo sát thực trạng vai trò GTVHTT trong phát triển lối sống thanh niên Việt Nam hiện nay, có thể thấy đang tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy sức mạnh GTVHTT nhằm phát triển lối sống thanh niên với năng lực hạn chế của thanh niên trong việc tiếp nhận và chuyển hoá các giá trị đó thành quan điểm, lẽ sống, thái độ và hành động của mình. Mâu thuẫn đó biểu hiện ở một số khía cạnh sau:

Trước hết, muốn thực hiện lối sống có văn hoá, chủ thể phải có nhận thức đúng đắn về lối sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội, không đi ngược với truyền thống, có nhận thức đúng đắn về nội dung cũng như hình thức biểu hiện của các GTVHTT dân tộc. Sự nhận thức đó không chỉ dừng ở những xúc cảm tích cực, mà phải biến xúc cảm đó thành tư tưởng, tình cảm, niềm tin, từ đó định hình quan điểm sống tích cực, lẽ sống cao đẹp, phù hợp với các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc và nhân loại.

Tuy nhiên, nhận thức của thanh niên về nội dung và ý nghĩa của các GTVHTT chưa có sự thống nhất cao, thậm chí một bộ phận còn mơ hồ, chưa phân biệt GTVHTT của dân tộc với các giá trị hiện đại [Phụ lục 2.1]. Hơn nữa, nhận thức, hiểu biết của thanh niên về văn hoá và GTVHTT chưa thực sự ổn định, sâu sắc, mới chỉ dừng ở mức độ cảm tính. Sự tiếp nhận các GTVHTT cũng như kiến thức lịch sử, văn hoá, chính trị, xã hội nói chung còn hời hợt, thậm chí một bộ phận thanh niên có thái độ thờ ơ, xem thường các chuẩn mực giá trị cũng như mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những GTTVHTT quý báu của dân tộc, cần được thế hệ trẻ tiếp nối và phát triển, nhưng sự thiếu hụt vốn tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm ứng xử với các giá trị - cả truyền thống và hiện đại - nhất là trong bối cảnh hệ giá trị văn hoá có nhiều biến đổi mạnh mẽ, khiến khả năng học hỏi, tiếp thu các GTVHTT ở

thanh niên không được như sự kỳ vọng của xã hội. Sự nỗ lực, ý chí quyết tâm không được duy trì, bồi dưỡng thường xuyên, khiến nhu cầu hấp thụ các GTVHTT ở không ít thanh niên hiện nay bị đặt dưới các nhu cầu cấp thiết hơn như việc làm, thu nhập, mức sống, chất lượng sống. Khả năng tự đấu tranh để tiếp nhận, chuyển hoá các GTVHTT thành quan điểm, lẽ sống tốt đẹp ở không ít thanh niên hiện nay còn hạn chế khiến các GTVHTT chưa thực sự thấm trong tư tưởng, tâm hồn của họ.

Thứ hai, khi đã định hình giá trị cho lối sống, thể hiện ở việc xác định mục đích, lẽ sống đúng đắn, thanh niên cần tiếp tục hình thành cho mình động cơ tích cực, ý chí mạnh mẽ, khẳng định diện mạo, trình độ và tiềm năng sức mạnh văn hoá của bản thân, tiến tới hình thành một bản lĩnh văn hoá của lối sống. Nếu không có động cơ, thái độ sống tích cực, thanh niên dễ biến mình thành công cụ, phương tiện cho những mục đích tầm thường, đánh mất bản ngã, làm biến dạng lối sống bản thân.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có sự thiếu năng lực, thiếu ý chí quyết tâm trong việc chuyển hoá từ nhận thức thành động cơ, thái độ sống tích cực ở thanh niên. Phần đông thanh niên có hiểu biết về các giá trị, chuẩn mực văn hoá, hiểu biết về lịch sử, truyền thống hào hùng của dân tộc, có niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nhưng lại thiếu quyết tâm trong việc xác định động cơ, thái độ cho phù hợp với các giá trị tốt đẹp đó. Tình trạng biết cái đúng, cái tốt, cái đẹp, nhưng thái độ ủng hộ chưa cao, biết cái sai, cái hại, cái xấu, nhưng thái độ lên án, phê phán còn dè dặt, thậm chí bàng quan, thiếu trách nhiệm đang trở nên phổ biến trong cộng đồng cũng như một bộ phận giới trẻ. Hướng tới một động cơ trong sáng, thái độ tích cực là điều kiện không thể thiếu để lối sống thanh niên có chiều sâu văn hoá.

Thứ ba, có quan điểm sống đúng đắn, động cơ và thái độ sống tích cực, thanh niên cần có hành vi và cách ứng xử phù hợp. Mọi hành động trên thực tế của thanh niên chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự chuyển hoá của lối sống thanh niên, từ nhận thức thành động cơ, thái độ, hành vi và cách ứng

xử, làm lan toả các giá trị văn hoá, định hình một lối sống văn hoá. Đây cũng là tiêu chí đánh giá sự phát triển lối sống thanh niên, kết thúc một chu kỳ và mở ra một chu kỳ mới ở trình độ cao hơn, phù hợp với yêu cầu mới của sự phát triển lối sống.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy đang tồn tại khoảng cách giữa quan điểm, lẽ sống, thái độ, động cơ với hành vi và cách ứng xử của thanh niên. Sự biến đổi phức tạp của thang giá trị xã hội trong quá trình phát triển, hội nhập và tác động nhiều chiều của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, truyền thống và hiện đại, quốc gia và quốc tế khiến thái độ, hành vi, cách ứng xử của thanh niên chưa tương xứng với yêu cầu phát triển lối sống theo các giá trị văn hoá. Điều đó thể hiện ở khả năng tiếp nhận các GTVHTT có xu hướng tăng nhanh, nhưng hành vi và cách ứng xử chưa theo kịp với các chuẩn mực văn hoá. Nhiều bạn trẻ biết thế nào là ý thức cộng đồng, nhưng vẫn ứng xử theo hướng khẳng định “cái tôi” cá nhân một cách thái quá. Có sự phân vân, lưỡng lự giữa lựa chọn và thực hành giá trị trong lối sống thanh niên. Các GTVHTT thấm trong tư tưởng, hình thành tình cảm cao đẹp, niềm tự hào văn hoá của thanh niên, nhưng lại thiếu sự quyết tâm chuyển hoá nhận thức, tư tưởng, tình cảm thành hành động văn hoá cụ thể, hoặc nếu có thì những hành động tốt đẹp đó mới có tính nhất thời, cảm tính mà chưa thực sự trở thành nhận thức, thói quen bền vững của lớp trẻ. Việc thực hành lối sống theo các chuẩn mực văn hoá ở phần đông thanh niên mới chỉ dừng ở sự thôi thúc bởi nhu cầu bên ngoài - như sức ép của các chủ thể quản lý, giáo dục hay các quy tắc của cộng đồng - mà chưa trở thành sự thôi thúc nội tâm của chính họ. Nhiều thanh niên cho rằng, chính ý chí, động cơ trong rèn luyện lối sống chưa cao là nguyên nhân làm chệch hướng phát triển lối sống thanh niên hiện nay [Phụ lục 3.4]. Thiếu sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, thiếu sự gắn kết giữa tiếp nhận, hình thành giá trị, khảo nghiệm giá trị đến điều chỉnh hành vi của bản thân thanh niên trong thực hành lối sống là lực cản ngăn trở sự giải phóng năng lượng văn hoá, sức mạnh văn hoá bên trong của chủ thể thông

qua lối sống thanh niên.

Yêu cầu của sự phát triển lối sống thanh niên với những giá trị chân chính, cao đẹp, với tiêu chí chân, thiện, mỹ, trong sự gắn kết với cội nguồn là đòi hỏi tất yếu trong quá trình vận động, phát triển văn hóa, lối sống của dân tộc. Tuy nhiên, sự chưa hoàn thiện về thể chất - nhất là bộ não đang trong quá trình phát triển đã chi phối đặc điểm về tâm lý lứa tuổi, tâm lý xã hội của thanh niên, khiến cho khả năng tiếp nhận các giá trị truyền thống và ứng xử, hành động theo các giá trị đó thiếu bền vững. Sự chưa trưởng thành về nhận thức, tư tưởng cũng khiến thanh niên thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm để ứng xử phù hợp với những tác động của đời sống xã hội. Như vậy, ở thanh niên, không chỉ hạn chế về khả năng tiếp nhận giá trị văn hóa truyền thống, về kỹ năng phân biệt giá trị và phản giá trị, văn hoá và phản văn hóa, truyền thống và phi truyền thống, mà còn hạn chế ở cả khả năng điều khiển nhận thức, hành động của mình cho phù hợp với chuẩn mực giá trị của xã hội. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực văn hóa trong thanh niên, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của thanh niên trong việc tiếp nhận, chuyển hóa GTVHTT thông qua cách thức lao động, học tập, chính trị, văn hóa hay giao tiếp xã hội.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 109 - 113)