3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
3.2.2. Phát huy tính năng động, sáng tạo của thanh niên trong việc chuyển hoá giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống của mình
chuyển hoá giá trị văn hoá truyền thống nhằm phát triển lối sống của mình
Lối sống của thanh niên không chỉ gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định mà còn chịu sự quy định của trình độ nhận thức, vốn hiểu biết văn hoá dân tộc, văn hoá nhân loại, năng lực hấp thu và chuyển hoá các giá trị văn hoá trong lối sống của chính chủ thể. Nhận thức về GTVHTT chưa sâu sắc, thiếu ý chí, động cơ trong rèn luyện lối sống thanh niên là một trong những nguyên nhân dẫn đến chệch hướng phát triển lối sống thanh niên hiện nay. Chính vì vậy, cần nâng cao năng lực, ý chí của bản thân thanh niên trong việc hấp thu GTVHTT dân tộc, trong việc tự đấu tranh để khẳng định lối sống văn hóa của mình. Sự tiếp nhận các GTVHTT và các giá trị văn hóa hiện đại để phát triển lối sống thanh niên được thực hiện thông qua quá trình giáo dục văn hóa, lối sống từ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, đồng thời qua lăng kính chủ quan của mỗi cá nhân. Mức độ tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa thành lối sống phụ thuộc trước hết vào tính tích cực, tự giác của thanh niên để biến các GTVHTT thành nhận thức, tình cảm, động cơ bên trong và trở thành hành động cụ thể, thấm giá trị chân, thiện, mỹ. Tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình theo các tiêu chí văn hoá là
vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tác dụng thúc đẩy lối sống thanh niên theo định hướng của giá trị văn hóa, vừa có tác dụng trực tiếp khắc phục những tiêu cực của truyền thống cũng như của xã hội đương đại đang cản trở sự phát triển lối sống đó. Để thực hiện giải pháp này, cần phải chú trọng những nội dung sau:
Một là, phát huy tính năng động, sáng tạo của thanh niên trong việc tiếp nhận các GTVHTT. Tính năng động, sáng tạo, tích cực là một trạng thái hoạt động của chủ thể được đặc trưng bởi khát vọng vươn lên, khẳng định giá trị bản thân. Đây là thế mạnh điển hình của tuổi trẻ, cho phép họ tự do sáng tạo và khám phá. Hơn nữa, sự tiếp nhận các GTVHTT ở thanh niên hiện nay đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại, cho phép thanh niên phát huy tối đa trí tuệ, tiềm năng văn hoá của tuổi trẻ.
Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, thế hệ trẻ cần hiểu rõ, chỉ có thể giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không bị “đồng hoá”, “hoà tan” khi mỗi người Việt Nam, trong đó có thanh niên biết chủ động, sáng tạo trong việc chuyển hoá các GTVHTT tốt đẹp của dân tộc trong lẽ sống, lối sống của mình. Vì vậy, cần thông qua các bài học và chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường, các phong trào thực tiễn, các chương trình truyền thông, hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội truyền thống cũng như sự trải nghiệm, khám phá của chính thanh niên để giúp họ từng bước tích lũy tri thức, hiểu biết của mình về văn hóa, lịch sử dân tộc, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như kiến thức nghề nghiệp, hiểu biết xã hội. Từ đó, thanh niên sẽ hình thành và củng cố nhận thức, quan điểm, niềm tin, lẽ sống của mình. Ý nghĩa tốt đẹp của những giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại cũng sẽ từng bước được khẳng định trong nhận thức, tư tưởng của thanh niên. Nếu không có tính tính cực, tự giác tiếp nhận giá trị văn hóa trong nhận thức, tư tưởng thì không thể có cơ sở trí tuệ cho việc thực hành lối sống theo các giá trị văn hóa.
Từ hiểu biết sâu sắc về các GTVHTT, cần giúp thanh niên rèn luyện bản lĩnh, dám khẳng định và lựa chọn các GTVHTT của dân tộc cũng như thực hành lối sống của mình theo các giá trị đó. Cần khuyến khích, tạo điều kiện để thanh niên chủ động tham gia vào việc lựa chọn, tiếp nhận các GTVHTT, bởi xét đến cùng, sự hấp thụ và chuyển hoá các nội dung giáo dục truyền thống phụ thuộc vào chủ thể tiếp nhận và do chủ thể đó quyết định. Là lứa tuổi giàu năng lực sáng tạo, đổi mới, khám phá và thử nghiệm, nếu được tiếp nhận các GTVHTT một cách chủ động, tích cực, thanh niên sẽ có ý thức trong việc thực hành lối sống của mình theo các chuẩn mực đó.
Khẳng định và lựa chọn GTVHTT dân tộc, thanh niên cần bồi dưỡng bản lĩnh để dám tiếp nhận, học hỏi các giá trị văn hoá đương đại để làm giàu thêm, phong phú thêm vốn văn hoá dân tộc. Giao thoa và tiếp biến là một quy luật của sự phát triển văn hoá, và toàn cầu hoá, hội nhập là cơ hội cho dân tộc hướng ra thế giới, đón nhận những luồng gió văn hoá mới của nhân loại. Sự học hỏi, tiếp thu các giá trị văn hoá mới, các giá trị văn hoá của các dân tộc khác trong quá trình hợp tác, giao lưu nhất định phải thông qua nhận thức và hành động của các chủ thể. Không dám tiếp nhận, không đủ bản lĩnh đối diện với các nền văn hoá khác, cũng là một cách ứng xử cực đoan, dẫn đến tự cô lập nền văn hoá của dân tộc mình. Với thế mạnh về trí tuệ, sự sáng tạo, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, thanh niên chính là người tiên phong trong việc tiếp nhận, hấp thụ các giá trị văn hoá mới và chuyển hoá nó thành các giá trị của dân tộc mình, lối sống của mình. Hiện đại hoá truyền thống phải được tiến hành cùng xu thế dân tộc hoá các giá trị của nhân loại và thông qua quá trình đó mà lối sống của thanh niên cũng được nâng tầm văn hoá.
Một thế hệ lớn lên và trở thành những người con có ích, có thể tiếp nối truyền thống của một dân tộc, không thể quay lưng với quá khứ và thờ ơ với lịch sử dân tộc mình, càng không thể phủ nhận các giá trị văn hóa đã được lịch sử ngàn năm của dân tộc thẩm định. Vì vậy, những giá trị tiêu biểu
như yêu nước, đoàn kết, nhân ái, khoan dung, cần cù, anh dũng v.v…cần được định hình một cách vững chắc trong nhận thức, tư tưởng của mỗi thanh niên, để cùng với những tri thức, kinh nghiệm tích lũy được, giúp thanh niên có thế giới quan đúng đắn và một nhân sinh quan tích cực. Chỉ khi có nhận thức đúng đắn, lý tưởng và mục đích sống cao đẹp, ý chí kiên định, thanh niên mới có thể nâng cao năng lực đề kháng văn hóa của bản thân trước những tác động tiêu cực của đời sống xã hội.
Để có thể tiếp thu và chuyển hoá các GTVHTT thông qua lối sống, mỗi thanh niên phải nâng cao tính tự giác trong việc học tập, chủ động tiếp nhận tri thức khoa học. Cần coi việc tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức văn hóa là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình trưởng thành của chính thanh niên. Đây cũng là đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội học tập. Rèn luyện thói quen tự học, học trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội, học qua các phong trào thực tiễn và ngay trong quá trình thực hành nghề nghiệp của bản thân. Việc tích luỹ kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, kiến thức văn hoá, xã hội cần được mở rộng từ không gian hẹp là gia đình, nhà trường, ra ngoài xã hội và hơn thế nữa, là khu vực và quốc tế. Nâng cao trình độ học vấn, tích luỹ tri thức về mọi mặt, xây dựng thế giới quan cá nhân đúng đắn là cơ sở để có nhân sinh quan tích cực, có phương pháp luận khoa học để nhận thức và thực hành lối sống theo các chuẩn mực văn hoá. Nền tảng học vấn cùng phương pháp khoa học sẽ giúp thanh niên biết cách ứng xử đúng đắn với văn hoá truyền thống, văn hoá hiện đại, văn hoá của các dân tộc khác và của nhân loại. Đó là điều kiện để thanh niên có thể tích hợp, làm giàu vốn văn hoá của mình và dân tộc mình thông qua lối sống.
Hai là, phát huy tính tích cực, sáng tạo của thanh niên trong hoạt động thực tiễn để điều chỉnh và thực hành lối sống của họ theo các giá trị văn hóa đã được tiếp nhận. Đây là quá trình bồi dưỡng, phát huy những nhân tố bên
trong, những khả năng, phẩm chất riêng có của thanh niên nhằm hoàn thiện lối sống của họ. Đây cũng là quá trình chuyển hóa những tất yếu khách quan của yêu cầu xây dựng lối sống thành những nội lực chủ quan của thanh niên trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, thanh niên cần phát huy phẩm chất tự thân, đặc biệt là những thế mạnh về trí tuệ, tinh thần của họ.
Quá trình này nhất định phải được rèn luyện trong thực tiễn lao động sản xuất, học tập, nghiên cứu, các hoạt động chính trị hay văn hoá, giao tiếp hàng ngày. Đó là quá trình thực hành lối sống của chính thanh niên theo các chuẩn mực văn hoá đã được tiếp nhận. Lối sống của thanh niên hay bất kỳ chủ thể nào không tự nhiên hình thành mà phải qua thực tiễn luyện rèn trên mọi phương diện của đời sống, thông qua mọi mối quan hệ xã hội, dưới sự thôi thúc của nội lực văn hoá của bản thân cũng như sự ràng buộc của những quy tắc, chuẩn mực xã hội. Những chuẩn mực văn hoá trong sản xuất, kinh doanh, trong công sở, học đường, trong gia đình, ngoài xã hội với các quan hệ chính trị, văn hoá, giao tiếp thấm nội dung GTVHTT sẽ thúc đẩy ý thức trách nhiệm của thanh niên trong việc tự rèn luyện, tự điều chỉnh lối sống cho phù hợp với chuẩn giá trị xã hội.
Mỗi thanh niên cần chủ động, tự giác trong tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh lối sống của mình theo các chuẩn mực giá trị, vừa duy trì lối sống của mình trên cơ sở GTVHTT, vừa làm tăng tính hiện đại của lối sống để bắt kịp với xu thế của thời đại. Thanh niên nhìn nhận, đánh giá GTVHTT từ thế giới quan của mình, điều chỉnh lối sống của mình bằng sức mạnh nội tâm, bằng sự tự ý thức, tự giác ngộ, bằng lương tâm, danh dự và lòng tự trọng của bản thân, trên cơ sở lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Sức mạnh điều tiết của cơ chế, của hệ thống pháp luật sẽ không thể phát huy hiệu quả, nếu thiếu sức mạnh của sự tự giác, được điều chỉnh bởi niềm tin, lẽ sống của thanh niên. Thanh niên phải tự xây dựng cho mình cách sống có trách nhiệm, học
cách quan tâm, sẻ chia, biết sống và biết yêu thương, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện thói quen tốt, cách ứng xử đẹp, hành động đúng đắn theo các chuẩn mực văn hoá.
Thanh niên cần nâng cao năng lực tự chủ, tự rèn luyện các kỹ năng sống theo các chuẩn mực văn hoá và định hướng giá trị của xã hội. Thanh niên là lứa tuổi chứa giàu năng lượng sống, nhưng việc sử dụng năng lượng đó thế nào để nó không vượt khỏi khuôn khổ, chuẩn tắc của xã hội là vấn đề cần được quan tâm đúng mực. Vì thế, bên cạnh sự định hướng của các chủ thể xã hội, bản thân thanh niên phải tự rèn luyện cho mình các kỹ năng sử dụng nguồn năng lượng đó một cách văn hoá, tránh cực đoan. Bằng việc chủ động tham gia vào các quan hệ xã hội, các hoạt động xã hội, thanh niên sẽ biết cách chuyển hoá các giá trị văn hoá thành lối sống hài hoà, tăng khả năng thích nghi và hành động tích cực, biết tự nhận thức, tư duy sáng tạo, biết giao tiếp chừng mực với ngôn ngữ trong sáng, kỹ năng tự chủ trong ứng xử, hành động, biết giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột, rèn luyện sự tự tin, biết cách lắng nghe, học hỏi, tôn trọng sự khác biệt v.v…Có nội lực sống mạnh mẽ, nhưng tuổi trẻ cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ do áp lực của xã hội hiện đại và thách thức từ những tiêu cực trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, việc rèn luyện lối sống theo các chuẩn mực văn hoá đòi hỏi tính kiên trì, bền bỉ, sự nỗ lực tự thân rất cao của mỗi thanh niên mới có thể từng bước hấp thụ, chuyển hoá các giá trị văn hoá để định hình các kỹ năng sống, định hình lối sống một cách ổn định, bền vững. Có như vậy, thanh niên mới từng bước khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh văn hoá, lối sống và nhân cách của mình.
Ba là, thanh niên cần thường xuyên phản biện và tự phản biện lối sống theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, phản văn hóa, phản giá trị, vốn xa lạ với giá trị văn hóa của dân tộc, khắc phục tình trạng đang trở thành phổ biến ở một bộ phận thanh niên như thực
dụng, hưởng thụ, sợ hãi cái sai, không dám bảo vệ cái đúng, thái độ vô cảm, chỉ quan tâm đến nhu cầu và lợi ích cá nhân của mình mà thờ ơ với những điều có thể gây tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Sự nhận biết sâu sắc về những giá trị thực sự của cuộc sống sẽ giúp thanh niên nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp, củng cố niềm tin, xây dựng thái độ đúng đắn để từ đó hành động một cách phù hợp với các chuẩn mực, đạo lý của xã hội.
Xã hội cần tạo điều kiện cho thanh niên chủ động phòng chống lối sống thực dụng, những lệch lạc trong nhận thức và hành động thông qua cơ chế giám sát cũng như sức mạnh của dư luận xã hội. Với tính cách một lực lượng xung kích của xã hội, thanh niên cũng phải trở thành những người tiên phong trên mặt trận chống lại những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của chính thanh niên và của cộng đồng. Xây dựng mô hình lối sống đẹp, nhân diện những tấm gương sáng trong các lĩnh vực, tạo dư luận tích cực, cổ vũ, động viên những hành vi và thái độ văn hoá, lên án, loại trừ cái xấu, cái tiêu cực trong đời sống hàng ngày phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của tuổi trẻ. Chuyển hoá các GTVHTT trong lối sống thanh niên, hướng lối sống đó đến các giá trị văn hoá cũng như loại trừ những phản văn hoá, phản giá trị trong lối sống đó trước hết phải được thực hiện bởi chính nỗ lực của bản thân thanh niên.
Để thanh niên phản biện và tự phản biện lối sống theo các giá trị văn hoá, bản thân họ phải được rèn luyện trong môi trường thực tiễn xã hội, từng bước trải nghiệm, học tập, lao động, chiến đấu, tham gia các hoạt động của cộng đồng. Thông qua việc đối mặt với những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, với những thuận lợi và cả thách thức, khó khăn, thanh niên sẽ biết nhận diện đúng - sai, thiện - ác, đẹp - xấu, biết học hỏi, tiếp thu những gì và lọc bỏ, khước từ những gì. Phát triển lối sống văn hoá ở thanh niên không phải là cách ly họ khỏi môi trường có nguy cơ “ô nhiễm văn hoá”, mà là giáo dục, rèn luyện kỹ năng để thanh niên nhận biết và có cách ứng xử với văn hoá - phản văn hoá, giá trị - phản giá trị. Môi
trường sống rộng mở với nhiều biến động sẽ là thử thách đối với họ nhưng cũng là cơ hội giúp thanh niên tự rèn bản lĩnh và lối sống văn hoá của mình.
Sự đấu tranh với những gì lạc hậu, tiêu cực trong thanh niên và lối sống thanh niên rất khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi một sự kiên trì, bền bỉ của