Thực trạng phát huy vai trò tạo nền tảng tinh thần của giá trị văn hoá truyền thống cho phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 77 - 81)

3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

2.1.1. Thực trạng phát huy vai trò tạo nền tảng tinh thần của giá trị văn hoá truyền thống cho phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

văn hoá truyền thống cho phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam

Bước sang thế kỷ XXI, thanh niên với tính cách nguồn nhân lực trẻ của đất nước cần và phải chuẩn bị đầy đủ hành trang để theo kịp với yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập và phát triển. Trong hành trang đó, bên cạnh tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, là vốn văn hoá, trong đó có GTVHTT của dân tộc. Nguồn vốn văn hoá đó không những là tài sản quý giá phải giữ gìn, mà còn phải trở thành điểm tựa tinh thần chắc chắn giúp thế hệ trẻ định hình một lối sống giàu bản sắc dân tộc nhưng cũng mang tính hiện đại.

Để có một lối sống giàu tính dân tộc, trước hết, bản thân thanh niên phải tích luỹ cho mình một vốn hiểu biết nhất định về lịch sử, truyền thống, về các giá trị văn hoá cốt lõi của dân tộc. Bất chấp những tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, phần lớn thanh

niên hiện nay có ý thức coi trọng các giá trị truyền thống dân tộc. Khảo sát của tác giả luận án cho thấy, hiểu biết của thanh niên về các GTVHTT của dân tộc đã được khẳng định ở những con số thuyết phục: giá trị yêu nước có tỷ lệ cao nhất với 88,9% số thanh niên lựa chọn, trong đó nhóm thanh niên sinh viên có nhận thức cao nhất (94,8%), dũng cảm kiên cường (76,3%) đoàn kết, ý thức cộng đồng (75,2%), nhân ái khoan dung (74,8%), trong đó nhóm thanh niên nông thôn có nhận thức cao nhất với tỷ lệ tương ứng là 99,2%, 89,6%, 90,8% [phụ lục 2.1]. Đồng thời, họ cũng khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của GTVHTT với sự phát triển lối sống thanh niên Việt Nam, với 32,4% đánh giá là rất quan trọng, 60,7% đánh giá là quan trọng [Phụ lục 2.3]. Có 65,4% thanh niên được hỏi khẳng định GTVHTT tạo nền tảng tinh thần cho sự phát triển lối sống của họ, trong đó nhóm thanh niên nông thôn có tỷ lệ cao nhất (75,6%) và thanh niên công nhân thấp hơn (60,5%) [Phụ lục 3.1].

Nhận diện nội dung các GTVHTT của dân tộc, khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của các giá trị đó đối với sự phát triển lối sống, tuổi trẻ hiện nay vẫn biết gắn bó cái riêng với cái chung, đặt sự phát triển của cá nhân trong sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Khảo sát của Viện Nghiên cứu Thanh niên thực hiện tháng 3 năm 2008 tại 10 tỉnh thành đại diện cho các vùng miền trong cả nước cũng cho cho thấy, phần đông sinh viên (76,3%) cho rằng mục tiêu phấn đấu của mình là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; 81% mong muốn đóng góp sức mình xây dựng đất nước [84, tr. 38]; 73,6% thanh niên nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước và hăng hái tham gia. Tỷ lệ này tăng lên 75,9% vào năm 2012 [92]. Thế hệ trẻ hôm nay vẫn biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, số đông có ý chí phấn đấu và mong muốn đóng góp sức mình xây dựng đất nước [46, tr. 48]. Điều đó cho phép khẳng định GTVHTT vẫn thực sự tiềm tàng trong thanh niên, trở thành một phần quan trọng trong suy nghĩ, tình cảm, niềm tin, lẽ sống cao đẹp của thanh niên hiện nay.

văn, thanh niên hiện nay còn nỗ lực cụ thể hoá các giá trị đó thành hành động thiết thực trên mọi lĩnh vực. Tiếp nối truyền thống của dân tộc, như một đạo lý tự nhiên của dân tộc Việt Nam - “Uống nước nhớ nguồn” - dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, thế hệ trẻ hôm nay vẫn có ý thức gắn bó với gia đình, quê hương, vẫn đồng hành với đất nước, dân tộc. Các hoạt động ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc người có công với nước, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ, các hoạt động tưởng niệm, tri ân những người con anh dũng đã chiến đấu hy sinh vì đất nước, vì dân tộc được đông đảo bạn trẻ tham gia và ngày càng trở thành những hoạt động thường niên có hiệu ứng xã hội tích cực, đồng thời qua đó thể hiện cách nghĩ, cách ứng xử của thanh niên với lịch sử. Có 93,97% số học sinh, sinh viên được hỏi không đồng ý với quan niệm cho rằng, “giữ gìn GTVHTT là cổ hủ, lạc hậu” [9, tr. 14]. Điều đó chứng tỏ thế hệ trẻ hôm

nay không lãng quên nguồn cội, không thờ ơ với quá khứ, với những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Nổi bật trong thực hành lối sống của thanh niên là việc tham gia các phong trào tình nguyện - một phong trào có tính thực tiễn sâu rộng, bắt đầu từ năm 2000. Sau 10 năm thực hiện, đoàn viên thanh niên cả nước đã thực hiện được 287 dự án Làng thanh niên lập nghiệp với hơn 1000 hộ gia đình trẻ định cư, xây mới và nâng cấp 11.231 cây cầu, 1.937 km đường giao thông nông thôn với trên 1.3 triệu ngày công lao động, qua đó làm lợi gần 30 tỷ đồng. Riêng trong năm 2010, thanh niên thành phố Hồ Chí Minh còn xây tặng 188 tủ sách thiếu nhi với hơn 18.000 đầu sách, bê tông hoá 2.600 km đường nông thôn, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 57.000 lượt người nghèo, xây mới 62 cây cầu giao thông trị giá 3.8 tỷ đồng, hỗ trợ vốn cho trên 4.800 đoàn viên thanh niên [2, tr. 100]. Không thể có các hoạt động nhiều ý nghĩa

về kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội như trên nếu thanh niên không có một nền tảng tinh thần vững chắc, giàu tính nhân đạo, nhân văn.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của tác giả luận án, có không ít bạn trẻ chưa hiểu đúng về nội dung các GTVHTT của dân tộc [phụ lục 2.1]. Vẫn còn số ít bạn trẻ cho rằng, GTVHTT không có ý nghĩa gì đối với việc phát triển lối sống của thanh niên, bên cạnh một tỷ lệ nhất định các bạn phân vân, khó đưa ra câu trả lời cho vấn đề này [phụ lục 2.3]. Đại đa số thanh niên thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của GTVHTT đối với sự phát triển lối sống của họ (32,4% cho là rất quan trọng và 60,7% cho là quan trọng), nhưng khi được hỏi các giá trị đó có tạo nền tảng tinh thần cho sự phát triển lối sống của họ hay không, thì chỉ có 65,4% trả lời có, thậm chí có tới 20% số người được hỏi không chắc chắn về điều đó [Phụ lục 3.1]. Như vậy, nhận thức của nhiều thanh niên về các GTVHTT của dân tộc chưa thật đầy đủ, chưa thật đúng đắn, còn mơ hồ, mới chỉ dừng ở cảm tính. Nội dung và ý nghĩa của GTVHTT vẫn chưa thực sự thấm trong nhận thức, tư tưởng của một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay.

Nhận thức của thanh niên về những nội dung GTVHTT còn chưa thật đầy đủ khiến cho không ít bạn trẻ có quan niệm sống đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc [phụ lục 2.2]. Khảo sát của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy, 23,2% thanh niên cho rằng có tiền là có tất cả [89, tr. 18]; 31% sinh viên chấp nhận việc hành động mà không quan tâm xem mình có ảnh hưởng đến người khác hay không; có 18% sinh viên chấp nhận đưa lợi ích cá nhân lên trên hết và không bao giờ quan tâm đến ai nếu không liên quan đến mình [67, tr. 11]. “Ý thức cộng đồng cố kết dòng họ - gia đình - xóm làng - Tổ quốc” chỉ được thanh niên sinh viên xếp thứ 16/20 tiêu chí về chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay [Phụ lục 4]. Đó là biểu hiện của lối sống thực dụng, của sự vô cảm, thờ ơ với cộng đồng, đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích chung, “cái tôi” lấn át “cái chúng ta” trong thanh niên. Điều đó cho thấy sự lệch lạc trong động cơ, thái độ sống của một bộ phận thanh niên và có

dấu hiệu lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân, đe dọa đến sự phát triển lành mạnh của lối sống thanh niên.

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, GTVHTT đã từng bước tạo cơ sở ban đầu cho việc phát triển nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin vào cuộc sống của thanh niên. Cách họ sống, lao động, cũng như tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội cho thấy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn đang được thế hệ trẻ duy trì, tiếp nối. Sự phát triển lối sống của thanh niên hiện nay được dựa trên một nền tảng tinh thần vững chắc, trong đó, có các giá trị truyền thống. Tuy nhiên, một số biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ cũng như hành động ở một bộ phận thanh niên cho thấy họ vừa thiếu hụt vốn kiến thức, kỹ năng để thích ứng với cuộc sống hiện đại, vừa thiếu sự thấu hiểu những giá trị nhân văn sâu sắc - yếu tố cốt lõi làm nên lối sống tốt đẹp, có văn hoá. Việc thiếu một nền tảng văn hoá vững chắc, trong đó có các giá trị văn hoá truyền thống, là một trong những nguyên nhân sâu xa cản trở sự phát triển lối sống của thanh niên hiện nay theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hoá truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên việt nam hiện nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w