2. Các chính sách của chính phủ
2.1. Phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển ổn định trở lại sau thời kì khủng hoảng như hiện nay, thị trường tài chính phát triển sẽ tạo lực đẩy mạnh cho sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sau cho hoạt động của các công ty. Việc tập trung phát tển TTCK để nó trở thành một kênh thu hút và dẫn vốn đầu tư cho các công ty, cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn để công ty đầu tư trở thành nhiệm vụ cấp thiết cho nhà nước hiện nay.
Trên thế giới, TTCK được xem như thước đo “sức khỏe” của nền kinh tế. Trong khi đó, TTCK Việt Nam từ khi đi vào hoạt động giao dịch lần đầu tiên
72
năm 2000 cho đến nay vẫn được xem là một TTCK còn quá non trẻ, chưa phát huy được hết vai trò của nó trong nền kinh tế. Giai đoạn từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2008 là giai đoạn TTCK Việt Nam thăng trầm với nhiều diễn biến hết sức bất ngờ như việc thị trường lên đến 1.100 điểm vào tháng 03/2007 sau đó xuống còn 514 điểm vào ngày 31/12/2008. Một trong những nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho diễn biến bất ngờ này là hệ thống quản lí thông tin niêm yết tại TTCK Việt Nam còn chưa hoàn thiện.
Mặt khác, TTCK Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro về thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài doanh nghiệp lớn hơn nhiều lần so với các TTCK “mạnh” khác. Nhiều doanh nghiệp được niêm yết đã đưa ra các thông tin chưa đầy đủ và thiếu chính xác, hoặc “biến hóa” các báo cáo tài chính khi phát hành cổ phiếu nhằm thu lại giá trị thặng dư lớn. Số tiền thu về được từ việc phát hành chứng khoán này tiếp tục được các doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường tài chính, bất động sản khác,… Khi các thị trường này gặp khó khăn thì tình hình tài chính của các doanh nghiệp trên cũng lâm vào tình trạng thua lỗ, thiếu hụt tiền lưu thông phục vụ hoạt động SXKD. Rủi ro thông tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư này khiến các nhà đầu tư trên TTCK không nắm bắt được thông tin kịp thời, dẫn đến sự thiệt hại cho họ. Về lâu về dài, tình trạng này sẽ làm giảm sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với TTCK Việt Nam. Vì thế, Chính phủ cần phải có các chính sách quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin của các công ty niêm yết, đề cao tính trung thực và chặt chẽ của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định, chính sách quản lí TTCK phải chặt chẽ, các chính sách can thiệp vào thị trường này phải chính xác, đúng thời điểm để thúc đẩy thị trường phát triển ổn định và trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả đối với các doanh nghiệp.
Bản thân doanh nghiệp cũng cần công khai, minh bạch về thông tin tài chính. Việc minh bạch thông tin, BCTC sẽ làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, dẫn tới lựa chọn đối nghịch, càng các doanh nghiệp đầu tư mạo
73
hiểm rủi ro cao thì lại càng vay nợ nhiều, hay như vấn đề rủi ro đạo đức, cụ thể là vấn đề người đại diện- trách nghiệm và quyền lợi của người đại diện, họ sẵn sàng vì mục đích cá nhân mà ảnh hưởng tới quyền lợi cổ đông vì những qui định về quyền lợi của cổ đông trong doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam còn khá lỏng lẻo.
Chỉ khi thông tin đầy đủ và trung thực thì việc xây dựng cơ cấu vốn của doanh nghiệp mới thực hiện hiệu quả, nếu thiếu thông tin hay sô liệu không chính xác thì các nghiên cứu, lý thuyết về cơ cấu vốn sẽ không còn có giá trị thực tiễn nữa.
Trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2010, bất chấp tình hình khó khăn mà nền kinh tế phải hứng chịu từ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, lượng doanh nghiệp niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. HCM vẫn tiếp tục năm. Số lượng các doanh nghiệp “lên sàn” trong năm 2010 tăng 6% so với năm 2009. Cụ thể: HNX có thêm 105 mã chứng khoán mới, còn HOSE tăng thêm 51 mã.
Việc các doanh nghiệp tăng cường lên sàn đặt ra một yêu cầu to lớn về năng lực của người giam gia giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Trong thực tế, sự hiểu biết của công chúng Việt Nam về đầu tư chứng khoán và TTCK vẫn còn nhiều hạn chế, việc lựa chọn đầu tư trên thị trường này vẫn còn mang tính cảm tính và hiệu ứng đám đông, dẫn đến hiện tượng thao túng thị trường, “đánh lên” hoặc “đánh xuống” dễ xảy ra với quy mô lớn tại TTCK Việt Nam. Như vậy, để tăng tính hiệu quả cho thị trường này, đảm bảo cho việc xây dựng TTCK trở thành một kênh dẫn vốn hiệu quả tại Việt Nam, yêu cầu bức thiết hiện nay là nâng cao năng lực người tham gia thị trường. Khi một nhà đầu tư đủ năng lực và kiến thức để thực hiện giao dịch, TTCK sẽ không còn dễ dàng bị một số ít các nhà đầu tư thao túng, đồng thời người tham gia thị trường cũng sẽ tự tin hơn khi tham gia và giao dịch. Việc đảm bảo được
74
quyền lợi cho người giao dịch này sẽ thu hút các nhà đầu tư tham gia vào việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp.