Thị trường nợ

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 44 - 46)

1. Đặc thù và các yếu tố ảnh hƣởng tới thị trƣờng tài chính Việt Nam

1.1.2. Thị trường nợ

39

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ tiền gửi và các chứng khoán nợ có giá trị khác.

Quy mô thị trường đã tăng mạnh từ 2,8% GDP (năm 2001) đến 20,14% GDP năm 2010 và lên tới 21,6% GDP vào cuối năm 2012, trong đó trái phiếu chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 15,7% GDP, trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 5,56% GDP và một phần nhỏ còn lại là trái phiếu chính quyền địa phương.7

Trái phiếu chính phủ vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng trái phiếu phiếu phát hành.

Bảng 2.4: Quy mô thị trƣờng trái phiếu giai đoạn 2006 – 09/2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T1-T9/ 2013 I. GDP Tỉ đồng 953.232 1.109.404 1.428.952 1.645.481 1.980.914 2.536.631 3.245.400 3.694.100 II. Dƣ nợ 135.653 217.815 271.268 304.402 388.111 435.030 541.090 679.787 So với GDP 14,23 19,63 18,98 18,50 19,59 17,15 16,67 18,4 1. TPCP Tỉ đồng 88.965 114.052 135.554 135.763 160.340 203.468 313.228 406.950 So với GDP % 9,33 10,28 9,49 8,25 8,09 8,02 9,65 11,02 2. TP dƣợc CP bảo lãnh Tỉ đồng 25.398 49.633 76.032 78.201 110.340 1410590 157.486 163.553 So với GDP % 2,66 4,47 5,32 4,75 5,57 5,58 4,85 4,43 3. TP chính quyền địa phƣơng Tỉ đồng 9.554 11.554 9.756 9.691 7.405 6.055 8.569 12.389 So với GPD % 1,00 1,04 0,68 0,59 0,37 0,24 0,26 0,34 4. TPDN Tỉ đồng 11.736 42.576 49.926 80.747 110.027 83.917 61.808 96.865 So với GDP % 1,23 3,84 3,49 4,91 5,55 3,31 1,90 2,62

Nguồn: Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính)

Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dưới 5% GDP, quá thấp so với quy mô 60% GDP ở Malaysia, 90% ở Thổ Nhĩ Kỳ hay

7 http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Mot-so-van-de-va-giai-phap-phat-trien/38442.tctc (26/03/2014)

40

200% ở Brazil. Để có thể phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần phải hoạt động kinh doanh có lãi 5 năm liền kề, không có lỗ lũy kế, không có nợ quá hạn, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn. Trong thực trạng các doanh nghiệp hiện nay, chỉ một số ít các công ty, tập đoàn có tiềm lực đủ mạnh, tạo niềm tin đối với giới đầu tư mới huy động được vốn qua kênh này. Theo báo cáo trái phiếu năm 2013 của Chứng khoán Bảo Việt, năm 2013, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ có 11 doanh nghiệp phát hành trong đó 5 doanh nghiệp bất động sản, 2 doanh nghiệp sản xuất và 4 ngân hàng.

Một vấn đề nữa là cơ sở các nhà đầu tư cho thị trường trái phiếu chưa đa dạng. Khác với thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu cần nhà đầu tư phải có lượng vốn lớn mới có thể đấu thầu và giao dịch. Tại Việt Nam hiện nay, các nhà đầu tư tiềm năng cho trái phiếu gồm có các NHTM, công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư. Các ngân hàng chỉ tham gia khi họ kinh doanh có lãi. Quy mô bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ - thường có nhu cầu lớn cho trái phiếu, vẫn còn ở mức thấp. Các quỹ đầu tư hiện tại vẫn chưa tham gia mạnh vào thị trường này.

Như vậy ở nước ta hiện nay, huy động vốn qua dài hạn qua thị trường trái phiếu cho các doanh nghiệp gần như chưa phát triển. Các nguyên nhân đến từ hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, chưa có dấu hiệu hồi phục vững chắc.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)