Đối với cácdoanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 73 - 77)

1.1. Lựa chọn nguồn huy động vốn và hình thức vốn phù hợp

Theo cách tính chi phí vốn bình quân của các doanh nghiệp hiện nay, rõ ràng là việc thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu, phù hợp với doanh nghiệp mình, bên cạnh việc đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến chính sách huy động vốn, để làm sao đạt được lợi từ lá chắn thuế tốt nhất đồng thời lợi suất yêu cầu mà các nhà đầu tư đặt ra cho cổ phiếu của doanh nghiệp tốt nhất có thể. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghị trong các lựa chọn huy động vốn của doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp nên tận dụng hình thức phát hành trái phiếu dài hạn để huy động vốn và tăng tính hấp dẫn của trái phiếu. Thực tế là đa số

68

doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được hình thức phát hành trái phiếu để huy động vốn. Chỉ có một số tổng công ty lớn như Tổng công ty bảo hiểm dầu khí, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 là có phát hành trái phiếu dài hạn để huy động nợ, tuy nhiên khối lượng phát hành ra cũng rất khiêm tốn. Phát hành trái phiếu dài hạn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng huy động được nguồn vốn dài hạn lớn, ảnh hưởng tích cực tới cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp trong dài hạn. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu với những điều kiện ưu đãi như trái phiếu có đảm bảo bởi bên thứ ba, trái phiếu có đảm bảo bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu,.. Nhưng doanh nghiệp cần xác định lượng trái phiếu ưu đãi trong tổng số phát hành.

Thứ hai, huy động vốn từ cổ phiếu, để lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư không quá cao, cách duy nhất trước mắt là doanh nghiệp đảm bảo xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, từ đó các vấn đề mâu thuẫn giữa ông chủ-người quản lý theo Lí thuyết đại lí sẽ bị loại bỏ phần nào. Song song với đó là việc tạo lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tốt lên. Một vấn đề quan trọng nữa mà các Nhà đầu tư coi trong đó là dòng tiền. Một doanh nghiệp dù lợi nhuận có tốt đến đâu nhưng dòng tiền doanh nghiệp không tốt thì cũng không ổn. Đây cũng chính là khó khăn mà đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đối mặt phải. Bên cạnh việc bán các khoản phải thu từ khách hàng cho bên thứ (nghiệp vụ Factoring), doanh nghiệp có thể đàm phán với nhà cung ứng gia hạn cho các khoản phải trả của mình để hạn chế việc đi vay từ bên ngoài, đồng thời cần đối được dòng tiền, thu hút nhà đầu tư.

1.2. Xây dựng chính sách cổ tức hợp lí

Chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem ra phân phối. Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cho công ty hoặc được chi trả cho cổ đông, là một nguồn quan trọng cho việc tài trợ vốn cổ phần cho khu vực tư

69

nhân. Không những thế, lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn cổ phần quan trọng hơn cả phát hành cổ phiếu mới. Chính vì vậy, chính sách cổ tức của mỗi doanh nghiệp ảnh hưởng tất yếu đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ấy. để có một cấu trúc vốn tối ưu, mỗi doanh nghiệp cần lưu ý đến chính sách chi trả cổ tức của mình. Có nhiều yếu tố kết hợp để ấn định chính sách cổ tức của một doanh nghiệp, bao gồm: các hạn chế pháp lý,các điều khoản hạn chế,các ảnh hưởng của thuế, khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn, ổn định thu nhập, triển vọng tăng trưởng, lạm phát, các ưu tiên của cổ đông, bảo vệ chống lại loãng giá. Ví dụ, trong một môi trường lạm phát, một doanh nghiệp có thể buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình, nhu cầu vốn luân chuyển của doanh nghiệp cũng tăng lên.

Trong thực tiễn, có thể kể đến những chính sách cổ tức tiêu biểu như chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động, chính sách cổ tức tiền mặt ổn định, chính sách cổ tức có tỉ lệ chia không đổi , chính sách chia một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm. Mỗi chính sách ấy đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong mỗi điều kiện kinh tế khác nhau.

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Hầu hết doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định theo thời gian: giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu vốn cao, nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức; đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức. Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức. Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp.

70

Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảm lượng tiền mặt chia cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Tương tự, những gia tăng trong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chính công bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn. Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăng trong lợi nhuận và đồng thời cũng thường trì hoãn lại trong một chừng mực nào đó.

Chính sách cổ tức có tỷ lệ chia không đổi

Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng có thể dao động theo.

Chính sách chia một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm vào cuối năm

Chính sách này đặc biệt thích hợp cho những doanh nghiệp có lợi nhuận hoặc nhu cầu tiền mặt biến động giữa năm này với năm khác, hoặc cả hai. Ngay cả khi doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫn có thể trông cậy vào một mức chia cổ tức đều đặn của họ; còn khi lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, các doanh nghiệp sẽ công bố một mức cổ tức thưởng cuối năm. Chính sách này giúp ban điều hành có thể linh hoạt giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu của các nhà đầu tư là muốn nhận được một mức cổ tức bảo đảm.

1.3. Quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Để có một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp có những chính sách huy động vốn, chính sách chi trả cổ tức và chính sách đầu tư thích hợp vẫn là chưa đủ. Quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung và quản lý cơ cấu vốn nói riêng đã và đang là một nhiệm vụ cấp thiết cho mỗi doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp hiện nay có thể được giám sát chặt chẽ bởi một công cụ đắc lực

71

đó là tiêu chuẩn ISOCO. IOSCO là tổ chức Quốc tế của các Ủy ban chứng bao gồm các thành viên là các Uỷ ban Chứng khoán hoặc những cơ quan quản lý tương tự hoạt động vì mục đích hỗ trợ các thành viên trao đổi thông tin về phát triển thị trường chứng khoán, tăng cường tính hiệu quả của thị trường, thực thi các biện pháp quản lý chứng khoán và áp dụng những chuẩn mực chung trong quản lý và điều hành thị trường.

Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), khả năng hấp dẫn các nguồn vốn sẽ tăng lên và chi phí vốn sẽ được giảm bớt. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có thêm nhiều hơn những thông tin kết quả điều tra từ các cơ quan quản lý nước ngoài, vốn rất cần thiết trong bối cảnh các giao dịch xuyên biên giới ngày càng tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thị trường tài chính. Xây dựng quy trình quản lý cơ cấu vốn theo tiêu chuẩn ISOCO, doanh nghiệp có thể học hỏi theo những nguyên tắc, chuẩn mực của ISOCO để quản lý cơ cấu vốn của mình từ đó cải thiện dòng vốn và làm cho tài chính doanh nghiệp trở nên lành mạnh, hiệu quả hơn. Đó chính là một trong những điều tất yếu làm cho doanh nghiệp có một cấu trúc vốn tối ưu và một sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)