Lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 60 - 62)

3. Chọn biến và mô hình

3.2. Lựa chọn mô hình

55

Năm 1958, Modigliani và Miler (M&M) chỉ ra rằng, chính sách đầu tư của công ty cũng tương tự như cho đi và nhận lại, hay nói cách khác, nếu thị trường là hoàn hảo – không có thuế, thông tin nhạy bén, không có chi phí giao dịch hay đe dọa phá sản – nợ trong cấu trúc vốn của công ty không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Lí thuyết đại lí trong những năm 1980, cùng với nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của chi phí phá sản, đã dẫn đến xu hướng cho rằng nếu có một cơ cấu vốn tối ưu duy nhất cho từng doanh nghiệp thì nó phải đến từ việc đánh đổi lợi nhuận từ thuế của việc gia tăng đòn bẩy với việc phát triển đại lí và tăng chi phí phá sản.

Mặc dù quan điểm này về có cấu vốn, cùng với lí thuyết đánh đổi không áp dụng được một cách triệt để đối với các doanh nghiệp tại ba quốc gia có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam đã nêu trên. Lí thuyết này không giải thích được hành vi của các doanh nghiệp khi đối diện với những phản ứng của giá cổ phiếu với mức đòn bẩy của doanh nghiệp. Như một phương án thay thế cho lí thuyết đánh đổi, lí thuyết trật tự phân hạng, dựa trên rủi ro thông tin bất cân xứng (Myers và Majluf, 1984) đưa ra dự đoán rằng doanh nghiệp ưa thích nguốn vốn nội tại hơn, nghĩa là có xu hướng phát hành chướng khoán trước khi buộc phải tìm đến nguồn vốn từ bên ngoài thông qua việc vay nợ và phát hành trái phiếu. Mô hình này đã góp phần giải thích được nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm cả việc doạnh nghiệp không phát hành cổ phiếu hoặc lựa chọn nắm giữ lượng lớn tiền mặt và cả vấn đề “tài chính lỏng lẻo” (financial slack).

Từ việc sử dụng các lí thuyết trên, kết hợp với các biến đã lựa chọn, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Các yếu tố đưa vào mô hình bao gồm: khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình, thế suất, quy mô công ty, rủi ro kinh doanh, cơ hội tăng trưởng, tính thanh khoản, đặc điểm riêng và tỉ lệ chi trả cổ tức. Mô hình được đưa ra như sau:

56

Vch=a0+a1NDTS+a2PRFT+a3TANG+a4TAX+a5SIZE+a6DR+a7GROWT

H+a8ln(LIQ)+a9UNIQ+a10DIV+u (I)

Trong đó: a0:hằng số

NDTS: lợi ích thuế phi nợ vay (Khấu hao/TTS) PRFT: khả năng sinh lời (EBIT/TTS)

TANG: TSCĐ hữu hình (TSCĐHH/TTS) TAX: thuế suất thực tế (thuế/EBIT) SIZE: quy mô công ty( log(DTT)) DR: rủi ro(lãi vay/EBIT)

GROWTH: cơ hội tăng trưởng (chi đầu tư TSCĐ/TTS) LIQ: mức độ thanh khoản (TSNH/NNH)

UNIQ: đặc điểm riêng của doanh nghiệp (giá vốn HB/DTT) DIV: tỷ lệ chi trả cổ tức (cổ tức bằng tiền mặt/lợi nhuận sau thuế TNDN)

u: sai số ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)