Thị trường vốn cổ phần

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 42 - 44)

1. Đặc thù và các yếu tố ảnh hƣởng tới thị trƣờng tài chính Việt Nam

1.1.1.Thị trường vốn cổ phần

Thị trường vốn là kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp. Kể từ sau khi ra nhập WTO, thị trường vốn Việt Nam đã có những bước phát triển, cải tiến để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Quy mô thị trường vốn có sự mở rộng đáng kể, cung cấp nguồn vốn lớn và dễ tiếp cận hơn cho nền kinh tế những năm trước khủng hoảng kinh tế 2008.

Bảng 2.1: Chỉ số phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

(Năm trước = 100%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn đầu tư phát

triển toàn xã hội 113,7 113,3 128,2 107,2 109,6 108,8 92,8 102

37

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

(Năm trước = 100%) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đăng ký 151 176 178 336 32 68 79 105 Tổng số vốn thực hiện 122 124 196 143 87 110 100 91 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Giai đoạn 2005-2008 có thể thấy nguồn vốn đầu tư cho thị trường mở rộng mạnh mẽ, đặc biệt là dòng vốn FDI. Ngoài ra xuất nhập khẩu liên tục ghi nhận các kỷ lục mới 170% GDP năm 2009, 189% GDP năm 2010, đưa Việt nam lên nhóm nước có thu nhập trung bình vào năm 2011. Mặt khác, các thành viên tham gia trên thị trường, bao gồm các ngân hàng, công ty chứng khoán, các doanh nghiệp, cũng từng bước được cơ cấu lại và nâng cao năng lực hoạt động.

Thị trường cổ phiếu, hay rộng hơn là cả TTCK Việt Nam, tuy nhiên, vẫn là một thị trường non nớt, các thành viên tham gia thị trường, kể cả bộ phận quản lý, đều chưa có nhiều kinh nghiệm. Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2010 với hai sàn giao dịch tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, nhưng hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây với 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán. Năm 2007 thị trường bùng nổ mạnh mẽ, sau đó năm 2008 suy giảm làm giảm mạnh nguồn cung vốn cho thị trường. Từ năm 2009 đến nay, TTCK Việt Nam mới đang trên đà phục hồi dần.

38

Bảng 2.3: Thống kê các tiêu chí cơ bản của TTCK Việt Nam sau 13 năm hoạt động Năm 2000 2005 2010 2011 2012 6 tháng 2013 So sánh 2010/2000 (lần) So sánh 2010/2005 (lần) Vốn hóa thị trường (tỉ đồng) 1.247 9.356 723.200 538.791 764.946 924.338 580 77 Vốn hóa/GDP 0.28% 1.11% 39% 23% 26% 31

Giá trị niêm yết (tỉ đồng) 1.504 40.190 464.681 540.866 718.770 896.668 309 12 Số lượng Chứng khoán

niêm yết 5 41 1.239 1.232 1.168

- Cổ phiếu 5 41 644 694 698 689 129 16

-Chứng chỉ quỹ 0 5 5 6 5

-Trái phiếu 0 670 512 528 474

Giá trị giao dịch bình quân

một phiên (tỉ đồng) 1,4 108,9 2.851,5 1.491 2.158 2.962 2.037 26 Huy động vốn (tỉ đồng) 0 5.387 98.721 99.115 188.516 189.000 - 18 Giá trị DM đầu tư gián tiếp

nước ngoài (tỉ USD) 0 3,2 6,5 6,5 8,1 10,5 - 2

Số lượng CTCK 7 15 105 105 105 105 15 7

Vốn điều lệ các CTCK (tỉ

đồng) 257 724 31.906 35.500 36.901 36.547 124 44 Số lượng công ty quản lí

quỹ 0 5 47 47 47 47 9,4

Số lượng Quỹ 0 2 22 25 22 18

Số lượng tài khoản nhà

đầu tư 2.997 31.316 1.056.027 1.156.243 1.129.833 1.257.505 352 34

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 42 - 44)