Ước lượng mô hình

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 65 - 67)

4. Xây dựng mô hình

4.2. Ước lượng mô hình

Từ những nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã đạt được ở bên trên, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình hồi quy, với tỷ lệ Nợ/VCSH là biến phụ thuộc, là mô hình (I).

Để ước lượng hàm hồi quy tuyến tính đối với số liệu mảng, nhóm nghiên cứu xem xét 3 mô hình là mô hình hồi quy gộp (POLSM) (Phụ lục 1), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (Phụ lục 2) và mô hình tác động cố định (FEM) (Phụ lục 4). Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier và Sargan-Hansen được sử dụng để tìm ra mô hình phù hợp nhất.

Kiểm định Breusch and Pagan LM dùng để lựa chọn giữa POLSM và REM cho giá trị p-value<0.05, kết luận mô hình REM tốt hơn POLSM (phụ lục 3) .

60

Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình REM và FEM, cho giá trị p-value<0.05, kết luận mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM (phụ lục 5). Như vậy, mô hình FEM là sự lựa chọn cuối cùng.

Sau khi lựa chọn mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất, nhóm nghiên cứu tiến hành một số kiểm định để phát hiện và khắc phục khuyết tật của mô hình.

- Kiểm định đa cộng tuyến (phụ lục 6): Giá trị VIF nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng

- Kiểm định PSSSTĐ (phụ lục 7): sử dụng kiểm định xtest3 cho giá trị p- value < 0.05, kết luận có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

- Kiểm định Tự tương quan (phụ lục 8): sử dụng kiểm định xtest-serial cho giá trị p-value < 0.05, kết luận có hiện tượng tự tương quan.

Sau khi tiến hành kiểm định để phát hiện lỗi, nhóm nghiên cứu nhận thấy, mô hình hiện tại đang mắc phải 2 khuyết tật tương đối nghiêm trọng: tự tương quan và PSSSTĐ. Nhóm nghiên cứu tiến hành khắc phục 2 lỗi này bằng cách dùng ước lượng Driscoll-Kraay cho mô hình tác động cố định. Kết quả mô hình cuối cùng không còn mắc các lỗi trên nữa (phụ lục 9).

Kết quả ước lượng cuối cùng được tóm tắt ở bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình cuối cùng

Biến Kết quả Biến Kết quả

NDTS 1.991236*** (0.2683395) GROWTH -0.0054786*** (0.0000819) PRFT -4.001191*** (0.2743037) LIQ -1.134797*** (0.0621307) TANG -1.418804*** (0.1790823) UNIQU -0.005274*** (0.0010432) TAX -0.6217019** DIV 0.0026243***

61 (0.2553059) (0.0001532) SIZE 0.3541744*** (0.0482911) R2 0.3194 DR 0.0704175*** (0.021227)

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Số ghi trong ngoặc kép là độ lệch chuẩn

R2 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình

Như vậy, mô hình cuối cùng được đưa ra là

Vch = -1,08458 + 1,991236NDTS - 4,001191PRFT - 1,418804TANG - 0,6217019TAX + 0,3541744SIZE + 0,0704175DR - 0,0054786GROWTH - 1,134797ln(LIQ) - 0,005274UNIQ + 0,0026243DIV + u

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)