Thực trạng nghiên cứu cơ cấu vốn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 39 - 42)

4. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm

4.2.Thực trạng nghiên cứu cơ cấu vốn tại Việt Nam

34

Ở Việt nam hơn 20 năm qua, cùng với công cuộc đổi mới kinh tế là quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi hình thức sở hữu, được quản lý tài chính theo một cơ chế phù hợp hơn. Nhờ đó, các doanh nghiệp nhà nước đã phần nào khẳng định được vị trí quan trọng trong việc tạo thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Song, hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp là một thực tế không thể phủ nhận. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, nếu không tiếp tục cải cách, nếu không chú trọng thiết lập một cơ cấu vốn hợp lý, thì các doanh nghiệp nhà nước Việt nam khó có thể phát triển ổn định, càng không thể đứng vững trong cạnh tranh khi tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực đang diễn ra. Những nghiên cứu về cơ cấu vốn doanh nghiệp tại Việt Nam còn khá mới mẻ. Nghiên cứu đáng quan tâm nhất gần đây chính là đê tài “Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay”, luận án Tiến sĩ, Đại học KTQD, 2007 của TS.Trần Thị Thanh Tú.

Lý thuyết được tác giả lựa chọn là lý thuyết M&M và lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn. Tác giả sử dụng đồng thời cả phương pháp định tính và định lượng cho mô hình cơ cấu vốn doanh nghiệp. Phương pháp định lượng là chạy mô hình kinh tế lượng trên số liệu của 375 doanh nghiệp nhà nước giai đoạn nghiên cứu từ 2000-2005.

Mô hình kinh tế lượng được sử dụng với biến phụ thuộc là hệ số Nợ dài hạn/Tổng nguồn vốn với các biến giải thích là chi phí nợ, phi phí VCSH, ROE, ROA, tỷ lệ Tổng TSCĐ/Tổng tài sản (TSCĐ/TS, VCSH (VCSH) và biến giả ngành kinh doanh. Kết quả chạy mô hình cho thấy chi phí VCSH và tỷ lệ nợ trên giá cổ phiếu của doanh nghiệp nhất thiết phải đưa vào mô hình, bổ sung thêm yếu tố quản lý, hệ số rủi ro ngành bê-ta và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

35

Luận án đã lựa chọn phương pháp tiếp cận mới với phân tích cơ cấu vốn doanh nghiệp nước là sử dụng mô hình kinh tế lượng với bộ dữ liệu khá đồ số từ đó cho thấy kết luận của tác giả mang tính chất toàn diện, khách quan và đầy đủ về cơ cấu vốn doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên đây cũng chính là hạn chế của đề tài. Tác giả nghiên cứu bộ dữ liệu giai đoạn 2000-2005 trong khi kể từ 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn dài hạn, kể từ năm 2007 cho tới nay tình hình doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều biến chuyển rõ nét so với thời kỳ trước. Hơn thế nữa, Nhà nước cũng tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp và chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vậy nên giới hạn của đề tài này là chưa đánh giá phân tích được cơ cấu vốn doanh nghiệp nói chung không riêng gì khối doanh nghiệp nhà nước.

36

CHƢƠNG II:

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 39 - 42)