Công cụ đo lƣờng

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 30 - 31)

Một trong các vấn đề điển hình khi nghiên cứu về cơ cấu vốn đó là câu hỏi nên sử dụng công cụ đo lường nào? Các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất là tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ trên vốn VCSH.

Tỷ lệ nợ (debt ratio) phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải trả và tổng tài sản. Khái niệm “nợ” ở đây phức tạp hơn vì nhiều nhà phân tích đã đồng nhất thành phần nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp với khoản mục vay và nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Do vậy thước đo cấu trúc vốn bằng tỷ lệ nợ hiểu đơn giản nhất là tỷ số vay và nợ dài hạn trên tổng tài sản.

Tỷ lệ nợ trên VCSH là tỷ số giữa nợ phải trả trên tổng VCSH, từ đó tỷ lệ này phản ánh tính tự chủ tài chính, năng lực tài chính của doanh nghiệp về nguồn vốn kinh doanh và cả nguồn vốn đầu tư, hay còn gọi là đòn bẩy tài chính.

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai công cụ này ở trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp khi sử dụng VCSH hay là sử dụng phần nợ phải trả.

Xét cho cùng thì việc xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp cũng đều để hướng tới sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần trong nguồn vốn dài hạn của

25

doanh nghiệp. Quyết định lựa chọn cơ cấu vốn của công ty liên quan đến mức tối ưu của đòn bẩy tài chính được xác định trực tiếp bởi tỷ lệ tương quan của chi phí và lợi ích từ việc đi vay. Bằng cách vay nợ, công ty có thể hưởng lợi ích từ lá chắn thuế bởi vì chi phí lãi vay là khoản làm giảm trừ thuế thu nhập phải nộp, do vậy sẽ có tác động dương đến giá trị công ty.

Vấn đề quan tâm hơn của doanh nghiệp là lựa chọn thước đo giá trị sổ sách hay giá trị thị trường của nợ với VCSH (hay là kết hợp cả hai).

Nhược điểm của giá trị thị trường là sự thay đổi trong giá trị thị trường của nợ vay không có tác động trực tiếp đến lợi ích doanh nghiệp nhận được từ lá chắn thuế của lãi vay.

Việc sử dụng giá trị sổ sách là chi phí chủ yếu của việc đi vay mượn, chính là chi phí kiệt quệ tài chính dự tính (the expected cost of financial distress). Nếu như trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì giá trị liên quan đến nghĩa vụ của con nợ là giá trị sổ sách của khoản nợ chứ không phải giá trị thị trường của khoản nợ.

Tuy nhiên việc sử dụng giá trị thị trường cũng có ưu điểm nổi bật như giá trị thị trường xét cho cùng mới là giá trị thực của công ty. Cần lưu ý rằng, có khả năng một công ty có thể có giá trị sổ sách của VCSH âm trong khi đó giá trị thị trường vẫn là dương, bởi vì giá trị sổ sách âm phản ánh các khoản lỗ trước đó, trong khi đó giá trị thị trường dương phản ánh kỳ vọng về dòng tiền trong tương lai của công ty.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và ứng dụng lí thuyết vào thực tế việt nam (Trang 30 - 31)