Tác động kìm hãm sự phát triển doanh nghiệp của VHDN

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 32 - 34)

VHDN, với tƣ cách là nền “tiểu văn hoá” (subcultures) của nền văn hoá dân tộc, cũng có những tác động đến doanh nghiệp giống nhƣ tác động của nền văn hoá dân tộc đối với một quốc gia. Văn hoá dân tộc có thể là yếu tố kìm hãm sự phát triển của bất cứ quốc gia nào đặc biệt là khi nền văn hoá đó chứa đựng những giá trị

mang tính lạc hậu, bảo thủ, đi ngƣợc lại xu thế chung của thế giới. Tƣơng tự, VHDN cũng có thể kìm hãm doanh nghiệp đổi mới, mở rộng cho phù hợp với những thay đổi của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Con ngƣời nhìn chung rất khó thay đổi phong cách sống, những thói quen, thông lệ và nhất là quan niệm đã ăn sâu vào tâm trí họ, đặc điểm đó khiến họ khó chấp nhận và hoà nhập với những thay đổi của môi trƣờng xung quanh. Khi doanh nghiệp muốn thay đổi chiến lƣợc, muốn mở rộng thị trƣờng, nhƣng các thành viên lại không chấp nhận (nói cách khác là không làm quen đƣợc) chiến lƣợc mới và cố bám lấy những giá trị, niềm tin, truyền thống... vốn là nền tảng của VHDN cũ, điều này nhất định sẽ gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh, thậm chí còn là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại hay suy yếu của doanh nghiệp.

Có thể nhận thấy tác động tiêu cực của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của một quốc gia qua chính bài học của Việt Nam. Nửa cuối thế kỷ XIX, Triều đình Nguyễn bám lấy những tƣ tƣởng Nho giáo cũ: kỳ thị và kìm hãm việc kinh doanh trong thƣơng nghiệp. Một số nhà trí thức tuy xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, nhƣng nhạy cảm với xu thế mới của thời đại và trở thành ngƣời đi tiên phong trong nhận thức về sự cần thiết phải mở mang kinh doanh buôn bán làm giàu cho đất nƣớc. Tiêu biểu là Nguyễn Trƣờng Tộ (1830-1871), ông đã đề xuất chƣơng trình cải cách, chấn hƣng kinh tế đất nƣớc rất tiến bộ và hợp thời, nhƣng đã bị triều đình phong kiến lạc hậu, thối nát bác bỏ do “đi ngƣợc lại với những quy tắc truyền thống cũ”.

Những yếu tố VHDN lỗi thời cũng có tác động tiêu cực không kém đến các doanh nghiệp. Các tập đoàn vốn đƣợc coi là những “cỗ xe lớn” của nền kinh tế Hàn Quốc trong suốt 30 năm qua. Nhƣng từ giữa năm 1997, các tập đoàn này đã trải qua những xáo trộn lớn cùng với cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Hàn Quốc. Phong cách quản lý truyền thống dựa trên tinh thần Nho giáo, ý thức hệ gia trƣởng, thống trị trong các tập đoàn này (ví dụ nhƣ: nạn sùng bái mù quáng, đánh giá năng lực chủ yếu dựa vào thâm niên làm việc, sự phụ thuộc vào những giá trị tập thể) là một trong những nguyên nhân khiến cho các tập đoàn trở nên kém linh hoạt trƣớc những thay đổi, bóp nghẹt đi tính sáng tạo cá nhân, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.

Tuy vậy, vẫn có những tập đoàn có thể chống chọi đƣợc với cuộc khủng hoảng khu vực và không ngừng phát triển. Điển hình là tập đoàn Samsung Electronic. Trƣớc khi xảy ra khủng hoảng Châu Á, cách quản lý của SamSung cũng dựa trên tinh thần Nho giáo. Nhƣng giờ đây, họ đã thay đổi, ý thức hệ gia trƣởng đã đƣợc thay bằng chủ nghĩa cá nhân hơn. Đánh giá năng lực của nhân viên, vấn đề không còn là: bạn đã làm cho SamSung đƣợc bao lâu, mà là kiến thức của bạn tới đâu so với công việc bạn đang làm. Câu chuyện về SamSung cho thấy: khi những giá trị văn hoá cũ đã trở nên lỗi thời thì việc thay đổi chúng cho thích ứng hơn với tình hình mới là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH MTV điện lực hải dương (Trang 32 - 34)