Công ty Điện lực Hải Dƣơng cần phải xây dựng ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, ý thức về truyền thống lâu đời của ngành điện thông qua sứ mệnh, mục tiêu đã đề ra của Công ty. Những tấm gƣơng sáng về đạo đức, lòng yêu nghề, sự hy sinh của thế hệ trƣớc luôn là bài học quý giá đối với thế hệ sau, giúp thế hệ sau hiểu hơn ý nghĩa, lý tƣởng con đƣờng mà họ đã chọn. Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Hải Dƣơng là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, góp phần đƣa đất nƣớc phát triển giàu mạnh, đem lại điều kiện sống thuận lợi, niềm hạnh phúc và tri thức cho mọi ngƣời dân bất kể thành thị hay nông thôn, miền núi. Chƣơng trình văn hoá doanh nghiệp sẽ hƣớng tới việc truyền bá ý nghĩa lớn lao trong việc thực hiện những trọng trách mà Đảng và Chính phủ giao phó cho công ty. Khi đó, mỗi CBCNV của Công ty Điện lực Hải Dƣơng sẽ tự hào khi đƣợc đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung của cộng đồng, tạo dựng một thế hệ tƣơi đẹp hơn cho thế hệ con cháu tƣơng lai.
Mỗi cán bộ của Điện lực Hải Dƣơng phải ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của PCHD đối với an ninh năng lƣợng quốc gia, với sự phát triển kinh tế, xã hội, cam kết tận tâm trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả khi thực hiện những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Chính phủ với phƣơng châm “Trái tim ngƣời thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ tắt”.
Tại PCHD, đã biên soạn các chuẩn mực, nội qui, qui định, các hệ thống giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh để tuyên truyền tới toàn bộ CBCNV trong toàn Công ty. Tuy nhiên việc áp dụng bộ qui tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức còn chƣa triệt để, nhân viên chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ vai trò cũng nhƣ tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Công ty có rất ít lớp đào tạo, giao lƣu hay tuyên truyền về VHDN, có rất nhiều nhân viên vẫn chƣa hiểu rõ đƣợc VHDN là gì, nó bao
gồm những yếu tố nào, vì sao phải phát triển văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao nhận thức cho CBCNV về VHDN thì lãnh đạo Công ty cần thực hiện những công việc sau:
- Đẩy mạnh công tác đào tạo về VHDN cho CBCNV trong toàn công ty, hàng năm có kế hoạch tập huấn về VHDN cho CBCNV Công ty và các đơn vị trực thuộc; thƣờng xuyên phổ biến các tài liệu hƣớng dẫn triển khai VHDN, triển khai các hoạt động hỗ trợ tổ công tác xây dựng VHDN ở các đơn vị; liên tục mở các lớp tập huấn “khai tâm về VHDN” cho CBCNV, lấy ý kiến đóng góp của nhân viên để hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử, các nội quy, quy định nhằm xây dựng hình ảnh đẹp với cán bộ ngành điện về tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tâm, tận tụy trong từng công việc và hành động, nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị đã có, hƣớng tới mục tiêu cao nhất là sự phát triển bền vững của Công ty; Xây dựng bộ tài liệu đào tạo có chất lƣợng, dễ tiếp cận, lên kế hoạch về giảng viên đào tạo, có thể là giảng viên nội bộ chọn từ những ngƣời có trình độ, am hiểu về VHDN, có đạo đức tốt, có khả năng truyền đạt và dẫn dắt hay có thể thuê các giảng viên, các chuyên gia uy tín từ các trƣờng đại học về giảng dạy. Sau nhƣng buổi học có đánh giá chấm điểm để xem mức độ tiếp thu, nhận thức về VHDN của nhân viên đến đâu để đƣa ra những biện pháp điều chỉnh, phƣơng pháp truyền tải cho thích hợp; Đánh giá công tác đào tạo có đem lại hiệu quả hay không, có phù hợp với hoàn cảnh thực tế hay không thông qua công việc khi giao tiếp với khách hàng, với đồng nghiệp.
- Công ty phải thành lập riêng một bộ phận phụ trách về VHDN, bộ phận này có nhiệm vụ tƣ vấn cho ban lãnh đạo công ty các giải pháp về phát triển và thực thi VHDN, giúp lãnh đạo công ty đƣa ra các ấn phẩm, quy định, quy tắc trong VHDN nhƣ sổ tay, quy tắc ứng xử nội bộ, quy tắc ứng xử với khách hàng... Bộ phận này cũng xây dựng các kế hoạch, tổ chức các lớp đào tạo, chƣơng trình VHDN, tổ chức các buổi giao lƣu, phổ biến để tuyên truyền các giá trị của VHDN đến với toàn thể CBCNV nhằm nâng cao nhận thức về VHDN cho CBCNV trong toàn công ty, giúp họ hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của VHDN và giúp họ nhận thức đƣợc thông qua việc thực thi văn hóa doanh nghiệp trong thực tế, từ đó đề ra
các đƣờng lối, chính sách phát triển VHDN cho phù hợp với định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty.
- Định kì tổ chức các chƣờng trình giao lƣu trực tiếp giữa các chi nhánh trong toàn công ty với các chủ đề về VHDN, để nhân viên các đơn vị có cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong công việc cũng nhƣ trong việc thực thi VHDN tại đơn vị của mình. Thƣờng xuyên có những bài viết về những tấm gƣơng điển hình, những chi nhánh thực hiện tốt VHDN đem lại hiệu quả cao trong công việc trên các tập san, ấn phẩm của công ty nhằm mục đích tuyên truyền, lan tỏa VHDN đến mọi thành viên.
- Nâng cao nhận thức của CBCVN về phát triển VHDN không chỉ dựa trên tuyên truyền, phổ biến của Công ty mà nó còn phụ thuộc cả vào chất lƣợng nguồn nhân lực tại Công ty. Vì thế công tác tuyển dụng nhân lực cũng cần phải chú trọng, tuyển dụng những ngƣời có năng lực làm việc, có phấm chất đạo đức tốt, ứng xử có văn hóa và tận tâm với nghề. Có nhƣ vậy thì Công ty mới trở thành một tập thể vững mạnh, tạo nên một khối đoàn kết cao trong việc phát triển VHDN
- Cũng có thể sử dụng những câu chuyện kể, huyền thoại, truyền thuyết... nhƣ một phƣơng thức hiệu quả để truyền đạt và nuôi dƣỡng những giá trị văn hóa chung. Chúng thổi sinh khí vào mọi hành động và suy nghĩ của nhân viên, làm cho nhân viên thực sự hãnh diện về công ty mình, coi công ty là môi trƣờng thân thuộc để cống hiến và phát huy mọi năng lực thấy mình phải chịu phần trách nhiệm rất lớn cho việc đã làm xấu mặt công ty.
- Tăng cƣờng tiếp xúc giữa nhà lãnh đạo và nhân viên: Những lời phát biểu suông tại các buổi họp, những lời huấn thị từ phòng điều hành sẽ không thuyết phục bằng chính hành động của nhà lãnh đạo và sự tiếp xúc thƣờng xuyên với nhân viên của mình. Có thể coi quá trình tiếp xúc này là quá trình truyền đạt những giá trị, niềm tin, quy tắc của nhà lãnh đạo tới nhân viên. Qua thời gian, những giá trị và quy tắc sẽ đƣợc kiểm nghiệm và công nhận, trở thành “hệ thống dẫn đạo” chung cho toàn doanh nghiệp.
các chƣơng trình hành động cụ thể đến với toàn thể CBCNV, phải làm cho nhân viên hiểu đƣợc những giá trị cốt lõi VHDN Điện lực Hải Dƣơng.