Ở Việt Nam cụm từ nguồn nhân lực chất lượng cao mới được đề cập nhiều từ khi nước ta gia nhập WTO. Hiện nay khái niệm NNL CLC đã được nhiều nhà khoa học, tác giả, nhà kinh tế nghiên cứu phân tích trên nhiều cách tiếp cận, khía cạnh khác nhau nên có nhiều định nghĩa như sau về NNL CLC:
Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao; có kĩ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong kinh doanh sản xuất; có sức khoẻ và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kĩ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. [1]
Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2004) trong “Nhân tài trong chiến lược
những người có phẩm chất đạo đức tốt, trí tuệ phát triển, có một số phẩm chất nổi bật mà rất ít người có, đồng thời phải là người thường xuyên tìm tòi kiến thức mới, giàu tính sáng tạo, có tư duy độc đáo, giải quyết các công việc nhanh, chính xác, mang lại hiệu quả rất cao. [2]
Những định nghĩa NNL CLC nêu trên chủ yếu dựa trên hiệu quả, năng suất của người lao động trong quá trình làm việc và thông qua đó giúp ta có thể hiểu được nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những người lao động có trí lực, thể lực, đạo đức phẩm chất như thế nào trong lực lượng lao động nhưng ở nước ta hiện này trên thực tế những tiêu chí đánh giá khả năng của người lao động chưa được lượng hóa thì dựa vào những định nghĩa này, chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc thống kê lao động chất lượng cao.
Nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng; nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý và hoạch định chính sách, nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng. [3]
Theo một số tác giả khác cho rằng NNL CLC bao gồm những người lao động qua đào tạo, đó là những người lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất (hệ thống giáo dục nghề nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật và hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học, đào tạo lao động chuyên môn) được cấp bằng, chứng chỉ của các bậc đào tạo. Bộ phận lao động này được gọi chung là lao động chuyên môn kỹ thuật.
Những định nghĩa về NNL CLC nêu trên dựa vào trình độ được đào tạo của nguồn nhân lực thông qua đó giúp cho ta hiểu được NNL CLC là những người được đào tạo ở trình độ nào, làm ở vị trí nào trong một tổ chức dựa vào những định nghĩa nêu trên giúp cho ta dễ dàng trong thống kê số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng sẽ dẫn tới sai sót trong quá trình thống kê NNL CLC như những lao động không được đào tạo qua các trường lớp chính quy nhưng có trình độ tay nghề rất cao, thậm chí họ còn làm được những công việc mà ít người có thể làm được (ví dụ như các nghệ nhân) lại không được coi là nhân lực chất lượng cao. Trong thực tế, lực lượng này lại có sự đóng góp rất quan trọng và không thể thay thế trong thị trường lao động chất lượng cao và bất kỳ lao động nào qua đào tạo đến trình độ như đại học, cao đẳng… cũng được coi là nhân lực chất lượng cao. Trên thực tế, có những lao động đã qua đào tạo, nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc tương ứng với trình độ đào tạo, vì vậy không thể coi bộ phận lao động đó là nhân lực chất lượng cao.
Như vậy, NNL chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề). Giữa chất lượng Nguồn nhân lực (NNL) và NNL chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng NNL là nói đến tổng thể NNL của một quốc gia, trong đó NNL chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về NNL chất lượng cao không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. NNL chất lượng cao là NNL phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức; chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là một phạm trù về nguồn nhân lực và là khái niệm được phát triển theo khía cạnh đề cao, nhấn mạnh đến các yếu tố về chất lượng, khả năng, kỹ năng trong nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức trong quá trình lao động. Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa lao động chất lượng cao và lao động giản đơn.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao, có kĩ năng lao động giỏi, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, họ thường là những người có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và thường xuyên đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới trong quá trình hoạt động góp phần nâng cao quá trình sản xuất, chất lượng hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp.
Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập, kinh tế quốc tế, NNL đặc biệt là NNL CLC ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng NNL. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là NNL CLC, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành "nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực". Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc
gia có NNL CLC, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị - xã hội ổn định.