Đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo chiến lược phát triển NNL CLC của Mỹ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Công ty Liên doanh trách nhiệm hữu hạn Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 37 - 38)

Tại Mỹ, phổ cập giáo dục phổ thông được đề ra theo quan điểm là toàn bộ dân chúng phải được giáo dục để tạo ra một xã hội tự do, trong đó mọi cá nhân đều có cơ hội để thể hiện những năng lực của mình. Việc cung cấp ngân sách cho các trường công là điều kiện cơ bản để bảo đảm sự bình đẳng trước cơ hội học tập của mọi người. Để đạt tới một hệ thống giáo dục có tính công bằng, Mỹ đã chú ý dỡ bỏ các hàng rào chi phí nhằm giúp tầng lớp học sinh nghèo được tới trường. Mỹ cũng đã nỗ lực vượt qua những trở ngại này bằng các chương trình trợ giúp tài chính cho các loại đối tượng học sinh nghèo. Nếu tính theo tỷ lệ GDP thì ngân sách giáo dục của Mỹ tăng liên tục. Năm 1960 tỷ lệ này là 5,3% GDP, năm 1991 đã đạt tỷ lệ 7% và đến nay xấp xỉ 7,5%. Đó là mức ngân sách giáo dục cao hơn rất nhiều nước phát triển khác. Ngân sách này không chỉ tập trung cho việc xây dựng trường, trang bị thiết bị giảng dạy mà còn tập trung một phần đáng kể cho việc đào tạo giáo viên. Theo số liệu công bố năm 2000, Mỹ có khoảng 80.000 trường tiểu học-và 32.000 trường trung học. Tỷ lệ học sinh so với giáo viên là 20 đối với cấp tiểu học và 5 ở cấp trung học. Đó là một tỷ lệ rất đáng khích lệ vì nếu so với Hàn Quốc, một nước có hệ thống giáo dục phát triển, tỷ lệ đó cũng chỉ ở mức 36 và 30.

Đến đầu thế kỷ XX, hệ thống trường cao đẳng phát triển rất nhanh để làm nhiệm vụ giáo dục cơ bản trong hai năm đầu cho các trường đại học tổng hợp. Sau đó các nguồn ngân sách cấp cho các trường này hướng vào dạy nghề, cho nên hệ thống trường cao đẳng chuyển thành các trường trung học chuyên nghiệp định hướng đào tạo tay nghề cho công nhân.

Quy mô giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp tăng nhanh đã đưa Mỹ đến thời kỳ giáo dục đại học hàng loạt. Năm 2000, Mỹ có khoảng 3.600 trường đại học, cao đẳng với hơn 10 triệu sinh viên. Đồng thời, tỷ lệ những người trong độ tuổi đi học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tăng nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nếu như năm 1970 tỷ lệ này chì là 56% thì đến đầu thập kỷ 1990 đã đạt mức 76% và 78% hiện nay.

Trong hơn 200 năm phát triển, hệ thống giáo dục của Mỹ đã tiến được những bước dài, đào tạo cho đất nước một dân cư lớn có trình độ học vấn cao, góp phần đưa Mỹ tới vị trí siêu cường. Trong hệ thống giáo dục, Mỹ đặc biệt coi trọng giáo dục đại học. Theo quan điểm của các nhà hoạch định chính sách giáo dục, chỉ người nào vượt qua được hệ thống giáo dục phổ thông có tính đại chúng để tiến đến bậc đại học thì

mới cần được đầu tư và bồi dưỡng. Ở Mỹ, các công ty cũng rất chú ý phát triển NNL, đào tạo nhân công. Năm 1992, chi phí đào tạo nhân công ở các công ty là 210 tỷ USD; năm 1995 chi phí đó lên tới 600 tỷ USD, năm 2000 là trên 800 tỷ USD và đến nay lên tới gần 1.000 tỷ USD.

Như vậy, ở Mỹ giáo dục và đào tạo được nhìn nhận không chỉ là một động lực của sự phát triển mà còn là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Công ty Liên doanh trách nhiệm hữu hạn Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)