Thực trạng năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần dược phẩm Tenamyd

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD.PDF (Trang 35 - 37)

2.2.1 Năng lực tài chính

Tổng tài sản của Tenamyd là 500 tỷ đồng (31/12/2012) tuy nhiên tài sản của Tenamyd chủ yếu được tài trợ từ nợ vay, trong 5 năm liên tục nợ vay luôn chiếm hơn 50% tổng số tài sản của công ty, năm 2011 và 2012 số nợ vay tăng lên và cao hơn gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. (xem thêm tình hình tài chính Tenamyd giai đoạn 2008 -2012 tại phụ lục 4)

Mặc dù nợ vay cao nhưng khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh vẫn đảm bảo do nợ vay chủ yếu là nợ dài hạn. Riêng năm 2011, 2012 do đầu tư xây dựng nhà máy nên khoản nợ vay tăng đột biến, tuy nhiên trong khoản

nợ này có 94 tỷ được ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tài trợ lãi vay do đây là hoạt động đầu tư phát triển.

Tuy tình hình tài chính không được lành mạnh, công ty vẫn hoạt động tốt thể hiện qua chỉ số năng lực hoạt động, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản tương đối tốt. Tuy nhiên chi phí hoạt động khá cao bao gồm phần lớn chi phí lãi vay dẫn đến các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi thấp.

Năng lực tài chính của công ty sẽ được tăng cường trong năm 2013 nhở tăng cường năng lực sản xuất tương lai, góp phần tạo ra nội lực cho sự cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đó là dự án nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh tiêm Cephalosporin theo tiêu chuẩn GMP –EU với vốn đầu tư 224 tỷ đồng, với tổng diện tích: 90.000 m2, công suất thiết kế 9 triệu lọ /năm. (xem thêm năng lực sản xuất tương lai của Tenamyd tại phụ lục 5).

Khả năng thu hồi công nợ của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù đối một số khách hàng thân thiết hạn thanh toán kéo dài 90-180 ngày, số nợ vượt hạn thanh toán vẫn còn cao. Năm 2011 tỷ lệ nợ khó đòi /tổng nợ là 0,172 trong khi tỷ lệ nợ/doanh thu là 0.48. Sang năm 2012 mặc dù tỷ lệ nợ /doanh thu giảm xuống còn 0,278 nhưng số nợ quá hạn lại tăng lên chiếm 0,247 tổng số nợ. Như vậy, khả năng thu hồi nợ có tăng nhưng những khoản nợ khó đòi ngày càng khó giải quyết, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.

2.2.2 Năng lực quản lý và điều hành

Tenamyd có ban lãnh đạo là những cán bộ chủ chốt trong ngành dược có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản trị điều hành xuất sắc và có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dược phẩm cùng với đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng/đơn vị trực thuộc đủ kinh nghiệm quản trị và kiến thức chuyên môn để tổ chức thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh hàng năm.

Ban quản trị Tenamyd luôn xây dựng mục tiêu, định hướng và kế hoạch công việc định kỳ (tháng, quý, năm) và tổ chức thực hiện cho ban quản lý cấp dưới đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện để đạt kết quả tốt nhất.

Tenamyd tổ chức hoạt động theo quy trình của tiêu chuẩn GSP, GDP của công ty dược. Mọi hoạt động của công ty đều được viết thành quy trình, được kiểm tra, giám sát thực hiện, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, đảm bảo uy tín đối với khách hàng cũng như đảm bảo mọi họat động hằng ngày của công ty đều được hoàn thành nhịp nhàn, hiệu quả.

Năng lực quản trị điều hành của Tenamyd thể hiện cụ thể qua sự tăng trưởng cao về quy mô, chất lượng cũng như hiệu quả trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. . Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Tenamyd giai đoạn 2008 - 2012 đạt khá tốt. Đa số các chỉ tiêu về quy mô, hiệu quả đều tăng trưởng khá cao còn các chỉ tiêu về chất lượng cũng có sự cải thiện đáng kể.

Tenamyd không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức để ngày càng nâng cao chất lượng bộ máy lãnh đạo. Xây dựng bộ máy lãnh đạo ngày càng chất lượng, hiệu quả để thích ứng với sự linh hoạt của thị trường cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Tenamyd cần nâng cao hơn nữa năng lực quản trị điều hành để tăng thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững nhằm góp phần nâng cao NLCT.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD.PDF (Trang 35 - 37)