Tổng hợp so sánh năng lực cạnh tranh của Tenamyd với các đối thủ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD.PDF (Trang 48 - 50)

2.4.1 Năng lực tài chính

Theo kết quả khảo sát thì năng lực tài chính của Tenamyd chỉ ở mức trung bình (3,33), thấp hơn Pymepharco (3,77) và Imexpharm (3,83), và thấp hơn nhiều so với dược Hậu Giang (4,22). Như vậy năng lực tài chính của các đối thủ là rất mạnh, trong đó dược Hậu Giang có năng lực tài chính mạnh nhất, về chỉ tiêu này Tenamyd còn thua đối thủ.

Bảng 2.5: Đánh giá năng lực tài chính của Tenamyd so với đối thủ

TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá

TNM HG PMP IMP

1. Năng lực tài chính

1.1 Qui mô vốn của công ty 3,10 4,73 4,13 3,87

1.2 Khả năng tiếp cận nguồn vốn 3,57 4,13 3,93 3,57

1.3 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (hệ số thanh

toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh) 3,03 3,93 3,77 4,37

1.4 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn (tỷ số nợ so với tổng

tài sản, tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu ) 2,83 4,27 3,60 4,47 1.5 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (vòng quay

tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho) 3,97 3,93 3,80 3,87

1.6 Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu 3,73 4,23 3,70 3,50

1.7 Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận 3,13 4,23 3,80 3,57

1.8 Khả năng thu hồi nợ 3,27 4,2 3,40 3,43

Điểm phân loại trung bình 3,33 4,22 3,77 3,83

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Xét chi tiết các yếu tố thành phần thì chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Tenamyd được các chuyên gia đánh giá là ở mức khá tốt (3,97), cao hơn các đối thủ tuy không nhiều nhưng đây cũng là một điểm mạnh cần phát huy của Tenamyd, cụ

thể của dược Hậu Giang là 3,93 điểm, Pymepharco là 3,80 điểm và Imexpharm là 3,87 điểm. Năng lực hoạt động của Tenamyd cao là do doanh thu bán hàng tương đối cao trong khi tổng tài sản cũng như hàng tồn kho của công ty còn thấp.

Xét các chỉ tiêu còn lại của năng lực tài chính, quy mô vốn của Tenamyd chỉ ở mức trung bình (3,10) trong khi quy mô vốn của dược Hậu Giang rất mạnh (4,73), Pymepharco (4,13), và Imexpharm (3,87) cũng khá mạnh, như vậy quy mô vốn của Tenamyd còn yếu hơn các đối thủ nhiều.

Tuy qui mô vốn của Tenamyd còn yếu, nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn thì lại ở mức trung bình khá (3,57), tương đương với Imexpharm (3,57), yếu hơn Pymepharco (3,91) và Dược Hậu Giang (4,13). Là một công ty cổ phần nhưng Tenamyd bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu do chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, tuy nhiên năng lực của đội ngũ lãnh đạo đã giúp công ty huy động được nhiều nguồn vốn khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh cũng như đầu tư rất lớn vào việc xây dựng nhà máy thuốc kháng sinh Cephalosporin theo tiêu chuẩn GMP-EU.

Vì qui mô vốn của Tenamyd chỉ ở mức trung bình, Tenamyd lại đầu tư xây dựng nhà máy mới hiện đại do đó nợ vay tăng cao, chỉ tiêu về cơ cấu vốn ở mức thấp (2,83) và chỉ tiêu về khả năng thanh toán cũng ở mức trung bình (3,03), ở 2 chỉ tiêu thành phần này, năng lực của Tenamyd thấp hơn nhiều so với đối thủ, đặc biệt là Imexpharm (khả năng thanh toán 4,37 và chỉ tiêu về cơ cấu vốn 4,47). Chỉ tiêu về cơ cấu vốn của Tenamyd dưới mức trung bình (2,83), ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu của Tenamyd ở mức khá (3,73) cao hơn Pymepharco (3,70) và Imexpharm (3,5), tuy nhiên vẫn thấp hơn Dược Hậu Giang (4,23). Trong những năm gần đây, do đẩy mạnh hoạt động bán hàng nên doanh thu của Tenamyd tăng lên khá tốt. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cùng với chi phí lãi vay tăng cao làm cho chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận không tốt bằng các đối thủ. Cụ thể chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận của Tenamyd là 3,13 điểm, của Hậu Giang là 4,23 điểm, của Pymepharco là 3,8 điểm và của Imexpharm là 3,57 điểm.

Mặc dù chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu của Tenamyd khá tốt, tuy nhiên do mở rộng hoạt động đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế với thời hạn thanh toán kéo dài, cùng với bán hàng OTC ở các tỉnh khó thu nợ dẫn tới khả năng thu hồi công nợ của Tenamyd được các chuyên gia đánh giá ở mức trung bình (3,27), thấp hơn các đối thủ còn lại và yếu hơn nhiều đối thủ Dược Hậu Giang (4,20).

Nhìn chung, các chỉ tiêu thành phần của chỉ tiêu năng lực tài chính của Tenamyd đều thấp hơn so với đối thủ (ngoại trừ chỉ tiêu về năng lực hoạt động và chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu), điều này làm cho năng lực tài chính của Tenamyd chỉ ở mức trung bình (3,33) so với mức khá mạnh của Pymepharco (3,77), Imexpharm (3,83) và Dược Hậu Giang là 4,22 điểm.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD.PDF (Trang 48 - 50)