Năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD.PDF (Trang 55 - 60)

Năng lực công nghệ của Tenamyd được đánh giá là khá mạnh so với đối thủ, Tenamyd (3,65 điểm), nhưng vẫn yếu hơn Pymepharco (3,79 điểm), Imexpharm (3,85 điểm) và Dược Hậu Giang (4,09 điểm).

Bảng 2.9: Đánh giá năng lực công nghệ của Tenamyd so với đối thủ

TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá

TNM HG PMP IMP

5. Năng lực công nghệ

5.1 Mức độ hiện đại của công nghệ sản xuất

hiện tại 3,80 4,03 3,93 3,83

5.2 Năng lực đội ngũ chuyên gia công nghệ 3,73 3,97 3,70 4,27

5.3 Năng lực đổi mới về công nghệ 3,40 4,13 3,73 3,70

5.4 Máy móc, trang thiết bị phục vụ tốt nhu

cầu sử dụng 3,73 4,17 3,60 3,57

5.5 Hệ thống vận tải chuyên dụng 3,57 4,13 3,97 3,87

Điểm phân loại trung bình 3,65 4,09 3,79 3,85

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Công nghệ sản xuất hiện tại của Tenamyd được đánh giá là ngang tầm với đối thủ, dây chuyền sản xuất tự động của nhà máy được nhập khẩu từ Mỹ vô cùng

hiện đại, chính vì thế mà các chuyên gia đánh giá cao mức độ hiện đại của công nghệ sản xuất hiện tại của Tenamyd.

Đội ngũ chuyên gia của Tenamyd cũng được đánh giá cao (3,73), cao hơn Pymepharco (3,7), tuy nhiên thấp hơn Dược Hậu Giang (3,97) và Imexpharm (4,27). Đội ngũ chuyên gia vận hành và kiểm soát nhà máy là những chuyên gia từ nước ngoài với kinh nghiệm cao trong việc vận hành hệ thống sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP-EU.

Máy móc trang thiết bị của Tenamyd cũng được đánh giá là tốt hơn Pymepharco và Imexharm, tuy nhiên vẫn không bằng Dược Hậu Giang. Tất cả nhân viên Tenamyd đều được làm việc trong môi trường đầy đủ máy móc thiết bị, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng, đảm bảo làm việc hiệu quả, mang lại kết quả cao nhất cho công ty.

Tuy nhiên, hệ thống vận tải chuyên dụng của Tenamyd được đánh giá là yếu hơn đối thủ. Hệ thống vận tải chuyên dụng của Tenamyd hiện nay còn thiếu xe tải chuyển hàng đi các tỉnh, trong khi doanh số bán hàng tăng liên tục làm phương tiện vận tải chuyên dụng của công ty không đáp ứng được.

2.4.6 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Tenamyd được đánh giá là khá mạnh (3,46 điểm), tuy có yếu hơn đối thủ: Dược Hậu Giang là 4,05 điểm, Pymepharco là 3,74 điểm và Imexpharm là 3,83 điểm. Do Tenamyd thành lập sau đối thủ và quy mô hoạt động cũng chưa lớn bằng, số lượng nhân sự cũng như trình độ tổ chức lạo động của chưa bằng đối thủ.

Bảng 2.10: Đánh giá cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Tenamyd so với đối thủ

TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá

TNM HG PMP IMP

6. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

6.1 Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực hiệu

quả 370 3,97 3,70 3,90

6.2 Trình độ tổ chức nguồn nhân lực khoa học 3,43 4,07 3,87 3,73 6.3 Đánh giá trình độ học vấn và chất lượng

của nguồn nhân lực 3,57 3,87 3,87 3,83

6.4 Đánh giá số lượng lao động của công ty 3,13 4,40 4,40 4,27 6.5 Đánh giá chế độ, chính sách đãi ngộ nguồn

nhân lực 4,13 4,40 3,87 4,00

6.6 Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân

lực 3,57 3,83 3,87 3,60

6.7 Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả 3,40 3,87 3,60 3,57

6.8 Thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp 3,16 4,34 3,52 3,85

6.9 Nhân viên có kiến thức chuyên môn 3,22 4,07 3,65 3,83

6.10 Nhân lực trẻ, đầy tiềm năng 3,27 3,74 3,49 3,72

Điểm phân loại trung bình 3,46 4,05 3,74 3,83

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Chế độ, chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực của Tenamyd được xem là điểm mạnh của Tenamyd, đạt 4,13 điểm. Chỉ tiêu thành phần này được đánh giá cao hơn hẳn Pymepharco và Imexpharm, tuy có thấp hơn Dược Hậu Giang. Tenamyd đang và sẽ đầu tư cho nguồn lực làm nên một Tenamyd vững mạnh trong tương lai bằng các chính sách lương thưởng phù hợp, chế độ làm việc 35 giờ/ tuần, các hoạt động vui chơi giải trí vào tết trung thu, tết dương lịch, noel, kỳ nghỉ hè của nhân viên…

Chính sách tuyển dụng của Tenamyd cũng được cho là hiệu quả, năng lực của chỉ tiêu này được đánh giá ngang tầm với đối thủ. Mặc dù chính sách tuyển dụng của Tenamyd còn nhiều bất cập nhưng các đối thủ trong ngành cũng không được đánh giá cao ở chỉ tiêu thành phần này.

Nguồn nhân lực trẻ, đầy tiềm năng là lợi thế của Tenamyd so với các đối thủ, chỉ tiêu thành phần này được đánh giá là 3,81 điểm cao hơn các đối thủ còn lại. Độ tuổi trung bình của nguồn nhân lực Tenamyd là 37 (năm 2012), đây là nguồn lực trẻ, đầy tiềm năng để phát triển Tenamyd trong tương lai.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực hiệu quả được đánh giá là ngang tầm, có thấp hơn đối thủ một ít, Tenamyd là 3,4 điểm, Dược Hậu Giang là 3,87 điểm, Pymepharco là 3,6 điểm, Imexpharm là 3,57 điểm. Tuy nguồn nhân lực Tenamyd trẻ, đầy tiềm năng nhưng có nhiều nhân viên trẻ, giỏi chưa được phân công công việc hợp lý, không phát triển hết tiềm năng của họ cũng như sự quản lý của ban lãnh đạo chưa thực sự khuyến khích nhân viên làm việc.

Số lượng nhân viên tại Tenamyd thấp hơn so với đối thủ do Tenamyd thành lập sau, quy mô lao động chưa phát triển bằng đối thủ, trình độ tổ chức nguồn nhân lực khoa học cũng được đánh giá là yếu hơn đối thủ (3,43 điểm) trong khi đó Dược Hậu Giang là 4,07 điểm, Pymepharco là 3,87 điểm và IMP là 3,73 điểm. Nguồn nhân lực Tenamyd được đánh giá là có trình độ, chất lượng, tuy nhiên tổ chức nguồn nhân lực chưa thực sự khoa học dẫn tới sự lãng phí chất xám.

2.4.7 Năng lực nghiên cứu và phát triển

Năng lực nghiên cứu và phát triển của Tenamyd được các chuyên gia đánh giá là khá mạnh (3,59 điểm) sau Dược Hậu Giang (3,95 điểm) và Imexpharm (3,64 điểm), tuy nhiên năng lực này của Tenamyd được đánh giá cao hơn Pymepharco (3,54 điểm).

Bảng 2.11: Đánh giá năng lực đầu tư và phát triển của Tenamyd so với đối thủ

TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá

TNM HG PMP IMP

7. Năng lực nghiên cứu và phát triển

7.1 Trình độ nhân lực R&D 3,43 3,87 3,43 3,43

7.2 Trang thiết bị phục vụ công tác R&D 4,07 3,97 3,40 3,57

7.3 Ứng dụng công nghệ mới kịp thời 3,57 4,00 3,43 3,57

7.4 Phát triển sản phẩm mới trước đối thủ 3,20 4,03 3,60 3,73 7.5 Khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm 4,00 4,13 3,50 3,87 7.6 Năng lực ứng dụng khoa học và cải tiến

quy trình sản xuất để giảm chi phí 3,30 3,70 3,87 3,70

Điểm phân loại trung bình 3,59 3,95 3,54 3,64

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Điểm mạnh của Tenamyd là trang thiết bị phục vụ công tác R&D được đầu tư tốt, các trang thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho nhà máy mới. Các trang thiết bị đều là hàng mới nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ nên rất hiện đại, và ở chỉ tiêu thành phần này Tenamyd được đánh giá là tốt hơn hẳn các đối thủ còn lại. Trình độ nhân lực R&D cũng được đánh giá là tương đương với đối thủ, nhân viên phục vụ cho công tác R&D là những dược sĩ đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Do đầu tư vào trang thiết bị và con người phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển nên khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm của Tenamyd cũng được đánh giá cao (4,00), chỉ thấp hơn Dược Hậu Giang (4,13) nhưng cao hơn hai đối thủ còn lại. Các sản phẩm chất lượng cao của Tenamyd như Rhumenol Flu hay Vomina được nhiều công ty dược và nhà thuốc chọn làm sản phẩm phân phối chính trong dòng hàng OTC.

Tuy nhiên, do Tenamyd mới tập trung vào nghiên cứu phát triển năm 2012 khi nhà máy sản xuất thuốc tiêm bột hoàn thành nên năng lực ứng khoa học công

nghệ, và phát triển sản phẩm mới trước đối thủ còn yếu. Chỉ tiêu này chỉ ở mức trung bình và yếu hơn các đối thủ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD.PDF (Trang 55 - 60)