Áp dụng phƣơng pháp phân phối vốn đầu tƣ trong thi công hợp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ (Trang 104 - 121)

Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các đơn vị phải có vốn (để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất ).

Không những chỉ có vốn mà phải có đủ vốn, có nhiều vốn để sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Trong ngành CNTT với các dự án ISTT tham gia là các dự án lớn có chu kỳ thực hiện thường kéo dài và nhu cầu về vốn rất lớn. Hơn nữa trước khi tiến hành sản xuất nhà thầu phải nộp trước một khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phải ứng trước vốn (mua yếu tố sản xuất) cũng rất lớn, vì thế mà gây khó khăn cho Công ty nhất là khi tham gia đấu thầu và thực hiện thầu nhiều công trình một lúc.

Trong thực tế không phải bao giờ các dự án sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay. Mà có nhiều dự án Công ty đã thực hiện xong và đã bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng vẫn chưa nhận được thanh toán kịp thời gây ứ đọng vốn ở các dự án này. Do đó, việc thu hồi vốn để phục vụ cho dự án tiếp theo sẽ gặp phải khó khăn.

93

Mặt khác, việc thiếu vốn lưu động làm chậm nguồn vốn cung ứng cho quá trình triển khai (nhiều khi bị gián đoạn) dẫn đến tình trạng kéo dài tiến độ triển khai, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Công ty từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty.

Đứng trước tình hình đó Công ty cần phải có những giải pháp tăng cường huy động vốn và thu hồi vốn.

Công thức:

G = Go + G1 Trong đó:

G : Giá dự toán dự án Go: Giá thành dự toán dự án

G1: Tổng số tiền thiệt hại vốn do ứ đọng vốn trong quá trình triển khai Để G nhỏ thì G1 phải nhỏ (vì Go không đổi).

G1 được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Vi: Vốn đầu tư bỏ ra năm thứ i

ti : Thời gian kể từ khi bỏ vốn lần thứ i đến khi nghiệm thu xong dự án n : Thời gian triển khai (tính theo năm)

E : Hệ số thiệt hại do ứ đọng vốn

Nếu trong quá trình triển khai dự án E không đổi thì:

Ví dụ: Công ty thực tham gia đấu thầu dự án cung cấp thêm hệ thống client cho VAT Platform của Tập đoàn Vễn thong quân đội tại Mianmar có giá dự toán là

     n 1 i E t V G1 i i      n 1 i t V E G1 i i min

94

4.510 Tr. đồng; triển khai trong 2 năm. Trong quá trình triển khai dự án hệ số thiệt hại E = 20%. Hãy lập và chọn phương án hợp lý.

Có 4 phương án phân phối vốn như sau:

Bảng 4.2: Phƣơng án phân phối vốn dự án VAT Platform cho Mianma của Viettel Giá thành dự toán ( Tr. đồng) Năm P.án 1 2 4.510 I 4.059 451 4.510 II 3.608 902 4.510 III 3.157 1.353 Chọn phương án: Tính G1 của từng phương án G1 (I) = 0,2 [4059*2 + 451*1 ] = 1713,8 G1 (II) = 0,2 [3608*2 + 902*1 ] = 1623,6 G1 (III) = 0,2 [3157*2 + 1353*1 ] = 1533,4 G (I) = 4510 + 1713,8 = 6223,8 G(II) = 4510 + 1623,6 = 6133,6 G (III) = 4510 + 1533,4 = 6043,4

Phương án được chọn là phương án có G nhỏ nhất, nhưng khi chọn phải dựa vào điều kiện triển khai. Quá trình triển khai chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đặt hàng (vật tư, thiết bị, yếu tố đầu vào): vốn ít Giai đoạn bàn giao hàng hóa và bắt đầu lắp đặt: vốn nhiều Giai đoạn hoàn thiện: vốn ít

95

4.3. Khuyến nghị đối với nhà nƣớc

Trên đây tôi đã phân tích và đề suất giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT dựa trên các nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân công ty. Tuy vậy, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đó cũng còn có một số nguyên nhân khách quan tác động tạo ra không ít khó khăn cho hoạt động dự thầu của công ty mà nổi lên là những vấn đề về quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cuả công ty nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT&VT nói chung, tôi xin có một số kiến nghị với nhà nước như sau:

- Cần có những biện pháp để xoá bỏ hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động đấu thầu như hiện tượng “đi đêm”, móc ngoặc, mua bán thầu... đang khá phổ biến và làm phá vỡ nguyên tắc bình đẳng và công khai trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thông qua phương thức đấu thầu, gây không ít thiệt thòi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

- Việc phân chia đấu thầu cho một dự án đặc biệt và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án lớn có vốn đầu tư trong nước cần hợp lý nhằm khai thác được tiềm năng trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể dự thầu độc lập. Thực trạng hiện nay cho thấy trong các dự án nói trên, chủ yếu sử dụng tư vấn nước ngoài và họ đã lợi dụng các sơ hở trong qui chế đấu thầu để chia thành các gói thầu quá lớn, đòi hỏi các điều kiện dự thầu cao và khó khăn, làm cho các doanh nghiệp Việt nam không thể tham gia hoặc tham gia dự thầu độc lập được. - Cải tiến cơ chế cấp vốn và thanh toán vốn cho các dự án đầu tư bằng vốn nhà nước, vì hiện nay quyết định đầu tư các nguồn vốn nhà nước bị phân tán nhưng lại được phân chia theo kế hoạch trong tình trạng cung thấp hơn cầu nhiều. Điều này dẫn đến các cơ quan đại diện làm chủ đầu tư trong các dự án có nguồn vốn nhà nước thường viện vào khó khăn rót vốn và phê duyệt từ cấp trên để thực hiện không nghiêm túc theo hợp đồng. Việc ứng vốn ban đầu và thanh toán vốn trong quá trình triển khai dự án cũng như khi đã hoàn thành bàn giao gây lên việc ứ đọng vốn lưu

96

động kéo dài, làm thiệt hại không những về vật chất mà còn gây cản trở các doanh nghiệp tham gia đấu thầu các công trình tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ triển khai nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu. Chẳng hạn, khi cho các doanh nghiệp vay vốn cần định rõ vốn vay dùng vào mục đích đầu tư nâng cao năng lực sản xuất với vốn vay dùng vào các mục đích khác để có chính sách lãi vay ưu đãi hơn cho việc đầu tư.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Như vậy dựa trên quan điểm phát triển bền vững, ổn định với mục tiêu doanh thu năm tăng trưởng 50-60%, trích nộp ngân sách 5,5 tỷ đồng và tăng thu nhập bình quân đầu người lên 13.500.000 đồng/người/tháng tác giả đã kiến nghị các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đó ở chương 4 cụ thể là thành lập phòng dự án, phòng marketing, nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp, cải tiến kỹ thuật và thực hiện đầu tư có trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực tham gia công tác đấu thầu, xây dựng đội ngũ triển khai kỹ thuật có chuyên môn cao, xác định cơ chế trả lương hợp lý để giữ nhân tài, áp dụng cơ chế tính giá bỏ thầu dựa trên đối thủ cạnh tranh, áp dụng phương pháp phân phối vốn đầu tư trong thi công hợp lý.

97

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường với những quy luật vốn dĩ của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh và đấu thầu là một hình thức tổ chức cạnh tranh đã thực sự là môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tồn tại, đứng vững và không ngừng vươn lên trong thị trường cạnh tranh khốc liệt chính là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng của các doanh nghiệp. Là quá trình tìm tòi sáng tạo, tìm ra những hướng đi đúng đắn nhất cho bản thân mình. Chính vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia thị trường đều phải hiểu và đáp ứng có hiệu quả nhất các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu của chủ đầu tư. Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào, Công ty ISTT tuy bước đầu đã đạt được những kết quả đáng mừng, song để tồn tại và phát triển trong tương lai thì việc làm thế nào để tiếp tục nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh trong đấu thầu là điều cần thiết.

Dựa vào kiến thức đã học tập và nghiên cứu, đồng thời áp dụng vào thực tiễn của Công ty. Đề tài "Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ " đã trình bày một cách cơ bản nhất các vấn đề lý luận về dự thầu cũng như tình hình dự thầu của Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ hiện nay. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty trong thời gian tới. Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp hy vọng sẽ giúp Công ty hạn chế được những điểm yếu và ngày càng tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. Đó là cơ sở vững chắc cho sự vươn lên của Công ty trong thời gian tới.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thông tin và truyền thông, 2012. Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. 2. Bộ Thông tin và truyền thông, 2014. Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. 3. Chính phủ, 2013. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Hà Nội: Chính phủ.

4. Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ, 2009. Báo cáo tài chính năm 2009. Hà Nội.

5. Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ, 2010. Báo cáo tài chính năm 2010. Hà Nội.

6. Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ, 2011. Báo cáo tài chính năm 2011. Hà Nội.

7. Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ, 2012. Báo cáo tài chính năm 2012. Hà Nội.

8. Công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ, 2013. Báo cáo tài chính năm 2013. Hà Nội.Hoàng Phê, 1998. Từ điển tiếng việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

9. Lê Thế Giới, 2007. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 10. Nguyễn Ngọc Mai, 1999. Giáo trình kinh tế đầu tư. Hà Nội: NXB Giáo dục. 11. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, 1995.Từ điển bách khoa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa.

12. Phạm Thị Thái, 2008. Giáo trình Quản trị dự án đầu tư. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

99

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA TRONG NGÀNH

Xin chào các chuyên gia, tôi là Phạm Doãn Tú, học viên lớp QLKT1 khoá 21 trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang làm làm đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ”; để có tư liệu hoàn thành bài viết, xin quí chuyên gia bớt chút thời gian để giúp tôi trả lời một số câu hỏi dưới đây. Rất biết ơn sự giúp đỡ của quý chuyên gia.

Câu 1: Chuyên gia đánh giá như thế nào về chiến lược hiện tại của công ty ISTT, đâu là mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty ISTT?

……… ……… Câu 2: Chuyên gia đánh giá như thế nào về tác động của nguồn lực tài chính của công ty ISTT?

……… ……… Câu 3: Chuyên gia đánh giá như thế nào về nguồn nhân lực công ty ISTT hiện tại? ……… ……… Câu 4: Chuyên gia đánh giá như thế nào về hoạt động marketing của công ty ISTT ? ……… ……… Câu 5: Các chuyên gia đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ hiện tại của công ty ?

……… ……… Câu 6: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ISTT hiện nay đã hợp lý chưa?

……… ……… Câu 7: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty ISTT hiện nay đã hợp lý chưa? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

……… ……… Câu 8: Chính sách tiền lương hiện nay của công ty ISTT có hợp lý không?

……… ……… Câu 9: Chuyên gia đánh giá như thê nào về hệ thống thông tin của công ty hiện nay?

……… ……… Câu 10: Hiện nay các công ty luôn thiếu kỹ sư giỏi vì vậy luôn tìm cách lôi kéo nhân sự của công ty ISTT, theo chuyên gia nên điều chỉnh chính sách tiền lương và ràng buộc cho nhóm lao động này như thế nào để giữ được nhân tài?

……… ……… Câu 11: Chuyên gia có đánh giá như thế nào về các yếu tố của môi trường bên ngoài sẽ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty như:

Môi trường kinh tế:

……… ……… Môi trường pháp lý:

……… ………

Các đối thủ cạnh tranh:

………

………

Câu 12: Chuyên gia đánh giá như thế nào về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu giữa các doanh nghiệp điển hình sau: FPT, CMC, HIPT, ELCOM, ISTT, AMIGO? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý chuyên gia./

Người lập phiếu Chữ ký chuyên gia

PHỤ LỤC 02 Bảng danh sách các hợp đồng tiêu biểu năm 2009

Số TT Tên gói thầu/dự án Chủ đầu tƣ Giá trị (triệu đồng)

1

Gói thầu:”Thiết kế cung cấp và lắp đặt hệ thống STP cho toàn mạng EVNTELECOM”, thuộc dự án: ”Xây dựng mạng 3G Mobile”

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực - EVNTelecom -

109.076

2

Gói thầu: Xây dựng hệ thống máy chủ, máy tính, thiết bị văn phòng cho trung tâm viễn thám quốc gia năm 2009

Trung tâm viễn thám quốc gia

1.850

3

Gói thầu: Xây dựng hệ thống IP contact Center cho Viễn thông Quảng Ninh

Viễn thông Quảng Ninh

9.250

4

Gói thầu: Mua sắm thiết bị truyền dẫn quang cho Viễn

thông Thái Bình năm 2009 Viễn thông Thái Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

650

5

Gói thầu: Hiện Đại hóa hệ thống thông tin cho trạm biến áp 110Kv toàn miền Bắc Tổng công ty Điện Lực Miền Bắc 20.800 6

Gói thầu: Mua sắm thiết bị nguồn cho hệ thống thông tin của Điện Lực Hồ Chí Minh Điện Lực Hồ Chí Minh 1.620 7

Gói thầu: Xây dựng thử nghiệm hệ thống phần mềm một cửa cho sở TNMT Bình Dương

Sở tài nguyên môi trường Bình Dương

250

8

Gói thầu: Nâng cấp hệ thống máy tính nội bộ cho trường đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2009 Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 4.526 Tổng 148,022

Bảng danh sách các dự hợp đồng tiêu biểu năm 2010

Số TT Tên gói thầu/dự án Chủ đầu tƣ Giá trị (triệu đồng) 1 Gói thầu số 1: “Cung cấp,

lắp đặt thiết bị mạng”

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 850 2 Cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ thiết lập OMC

Công ty Điện thoại Hà

nội 3 968

3 Cung cấp và lắp đặt nguồn

DC cho IP-DSLAM 2009 Viễn thông Kontum 650

4

FOR SUPPLY,

DELIVERY AND

INSTALLATION OF: Lot EEC 1.1.1: Purchasing equipment to built the System Infrastructure Lot EEC 1.1.2: Purchase Equipments for Multimedia Room

Dong Thap University 7.860

5

Hồ sơ chào hàng cạnh tranh cho Dự án: Mua sắm Modem SHDSL để phát triển kênh truyền số liệu năm 2010 – Viễn thông Thái Bình (Dạng thiết bị lẻ)

Viễn thông Thái Bình 320

6

Gói thầu: “Mua sắm Module quang” thuộc dự án: “Trang bị thiết bị mạng tin học năm 2009”

VMS 3.250

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ (Trang 104 - 121)