Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ (Trang 85 - 87)

3.5.3.1. Nguyên nhân khách quan.

Chưa tổ chức được bộ phận chuyên trách làm công tác dự thầu dẫn đến sự phân tán trong quản lý và các cán bộ thực hiện các khâu quan trọng trong việc lập hồ sơ dự thầu phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau vì vậy hiệu quả công việc không cao.

Công tác điều tra và nghiên cứu thị trường để tìm kiếm công trình còn yếu. Bên cạnh đó, việc tổ chức dự thầu chưa được thực hiện đúng qui trình, trình tự cụ thể dẫn đến những sai sót trong công tác chuẩn bị. Điều đó đã phần nào làm giảm khả năng cạnh trang trong đấu thầu.

Về đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp, tham gia vào công tác lập dự án còn kém về chuyên môn. Đội ngũ kỹ thuật giải pháp tăng song còn rất mỏng, đang thực sự là nguy cơ cho sự phát triển sản xuất.

Đội ngũ công nhân lành nghề còn thiếu, không đồng bộ, trình độ kỹ thuật chưa được nâng cao phù hợp với qui trình kỹ thuật tiên tiến.

Về máy móc thiết bị công nghệ, việc nâng cấp và đổi mới thiết bị phục vụ đấu thầu và triển khai dự án công ty chưa được xác định trên cơ sở hoạch định phương hướng sản xuất kinh doanh. Chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá lên đã hạn chế cho công tác dự thầu.

Chưa xác định được cơ chế trả lương hợp lý và sử dụng các đòn bẩy kinh tế, do đó, chưa tạo được động lực kích thích người lao động trong công ty làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt .

74

Việc lập giá dự thầu mới chỉ tính tới các yếu tố bên trong mà chưa gắn chặt với tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh. Khả năng nắm bắt thông tin về các yếu tố này còn yếu.

3.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

Do trong hoạt động đấu thầu vẫn còn những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, mắc ngoặc, mua bán thầu... đang khá phổ biến và làm phá vỡ nguyên tắc bình đẳng và công khai trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thông qua phương thức đấu thầu. Vì vậy, những doanh nghiệp nhỏ không có đủ khả năng để trúng thầu các dự án lớn.

Thực trạng hiện nay cho thấy việc phân chia gói thầu cho một dự án đặc biệt là dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các công trình lớn có vốn đầu tư trong nước chưa hợp lý. Họ đã lợi dụng các sơ hở trong qui chế đấu thầu để tự gộp thành các gói thầu quá lớn, đòi hỏi các điều kiện dự thầu cao và gây khó khăn, làm cho các doanh nghiệp Việt nam không thể tham gia dưới bất cứ hình thức nào (liên danh hay độc lập).

Đối với các công trình đầu tư từ các nguồn vốn của Nhà nước được giao cho các cơ quan đại diện làm chủ đầu tư. Việc ứng vốn ban đầu và thanh toán vốn trong quá trình triển khai cũng như sau khi đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường chậm dẫn đến việc ứ đọng vốn kéo dài, làm thiệt hại không những về vật chất mà còn gây trở ngại cho các doanh nghiệp khi ứng vốn thực hiện các dự án tiếp theo.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Như vậy chương 3 đã đưa ra được kết quả đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT đồng thời phân tích kết quả, cho thấy ưu điểm, những tồn tại cần giải quyết, nguyên nhân của những tồn tại để từ đó giúp tác giả đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT được thể hiện ở chương 4.

75

CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TNHH KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Trên cơ sở kết quả phân tích đạt được ở chương 3, chương 4 đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT với nội dung cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ (Trang 85 - 87)