Nhóm các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ (Trang 32 - 35)

Cùng với các nhân tố bên trong như đã phân tích ở phần trên, thì các yếu tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rất nhiều, nhưng trong khuôn khổ bài viết này chỉ xét những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp, đó là các nhân tố sau:

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế tốt, ổn định sẽ tạo là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển, làm tăng cơ hội làm ăn và trên cơ sở đó tạo điện kiện để doanh nghiệp phát triển khả năng cạnh tranh ngược lại môi trường kinh tế kém phát triển, thiếu ổn định sẽ cản trở khả năng phát triển của doanh nghiệp trong nước làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Khi đánh giá khả năng

21

cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu không thể không đặt trong bối cảnh môi trường kinh tế trong nước.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật. Luật gồm có luật trong nước và luật quốc tế, các văn bản dưới luật cũng vậy, có những quy định do Chính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổ chức quốc tế (WTO, AFTA, ASEAN) ban hành mà các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hội nhập và toàn cầu hoá phải tuân theo. Mọi quy định và luật lệ trong hợp tác kinh doanh quốc tế đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nó tác động trực tiếp đến mọi phương diện như tín dụng, thuế, chống độc quyền, bảo hộ, ưu đãi, bảo vệ môi trường,.. những chính sách này khi tác động lên nền kinh tế sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng đồng thời cũng sẽ tăng nguy cơ cho doanh nghiệp khác. Nếu biết nắm bắt cơ hội doanh nhiệp sẽ cải thiện được khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.

Công nghệ

Yếu tố công nghệ là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt nói riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT&VT.

Chủ đầu tư

Chủ đầu tư (hay còn gọi là bên mời thầu) là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Vì vậy có thể xem chủ đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm toàn diện các vấn đề liên quan đến dự án trước pháp luật, là người trực tiếp quyết định và lựa chọn hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp. Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

Theo Luật đấu thầu thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu trúng hoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc bên mời thầu tự thực hiện hay lựa chọn tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chọn tư vấn đánh giá hồ sơ dự

22

thầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Họ có thể đưa ra những yêu cầu mà chỉ có một vài doanh nghiệp định trước mới thắng thầu được.

Trong quá trình đấu thầu, bên mời thầu có quyền yêu cầu các các bên dự thầu cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu. Nếu bên mời thầu có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ tạo nên cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu và từ đó sẽ lựa chọn ra được nhà thầu tốt nhất, ngược lại dễ tạo ra sự quan liêu, tiêu cực trong đấu thầu.

Các đối thủ cạnh tranh

Khi doanh nghiệp tham gia dự thầu cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải tham gia vào cuộc cạnh tranh công khai trên thị trường, trong đó các đối thủ cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh quyết liệt hay không phụ thuộc vào năng lực và số lượng nhà thầu tham gia. Để giành chiến thắng thì doanh nghiệp bắt buộc phải vượt qua được tất cả các đối thủ trong tham dự cuộc đấu thầu, muốn vậy doanh nghiệp phải đảm bảo có năng lực vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Do đó, yêu cầu doanh nghiệp phải coi trọng công tác thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong quá trình đấu thầu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp đối phó.

Các nhà cung cấp vật tư

Cuối cùng một nhân tố nữa có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu cần phải đề cập đó là các nhà cung ứng vật tư, thiết bị. Trong thời đại của sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao thì không có một doanh nghiệp nào có thể tự lo cho mình các đầu vào được. Để kinh doanh đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải tìm mua các vật tư đầu vào từ bên ngoài với điều kiện là người cung ứng phải giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và giá cả phải ổn định trong thời gian dài. Nếu các nhà cung cấp tăng giá hoặc giao vật liệu kém phẩm chất thì chất lượng và giá thành công trình sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm, điều này đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và cơ hội thắng thầu cũng giảm đi.

23

Vì vậy, để việc cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng hạn và đảm bảo yêu cầu chất lượng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩn thận. Tức là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà cung cấp đó có phù hợp với mình hay không, mặt khác không ngừng củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, cùng nhau giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH Kinh doanh Dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ (Trang 32 - 35)