Dạng từ láy Tác phẩm Liên hợp từ láy (số lần) Từ láy tư (số lần) Lâm tuyền kỳ ngộ 1 0 Hoàng Trừu 12 0 Tống Trân - Cúc Hoa 16 1 Nhị độ mai 25 8
Điều này có thể lý giải do sự phát triển của thể loại cùng với quá trình phát triển của tiếng Việt.
2.2.2. Thi liệu dân gian trong truyện thơ Nômbình dân bình dân
Từ láy âm tuy mang lại tính tạo hình và tính biểu hiện rất lớn trong câu thơ lục bát nhưng có nhược điểm là cấu trúc dễ bị phá vỡ, nguyên nhân nằm ngay trong cơ chế tạo lập có phần đơn giản của nó. Cũng từ lý do đó từ láy âm đôi lúc bị lạm dụng trong truyện thơ Nôm bình dân, nói một cách chính xác hơn sự xuất hiện của nó không làm tăng hiệu quả diễn đạt cho câu thơ:
“Có cờ có biểu tốt tươi” (Hoàng Trừu, 1187)
“Thay quần đổi áo tơi bời” (Nhị độ mai, 1143)
Hạn chế trên đã không xuất hiện trong thao tác vận dụng các thi liệu dân gian của tác giả Truyện thơ Nôm bình dân.
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao (phong dao) là những sản phẩm tinh thần có tính độc sáng của nhân dân lao động. Nó ra đời và phát triển trong lòng quần chúng – bộ phận dân cư được coi là tầng lớp dưới trong xã hội phong kiến. Nó là tiếng nói chân thực về cuộc sống lam lũ và tâm hồn khoe khoắn, giàu tình thương của người bình dân – những con người quanh năm suốt tháng lấm lem bùn lầy nhưng chưa bao giờ đánh mất “năng lượng sống” trong những lời ru và câu hát đêm trăng. Đó chính là điểm hội tụ lớn nhất giữa thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam với các sáng tác văn Nôm. Từ điểm gặp gỡ đó, thành ngữ, tục ngữ, ca dao có một chỗ đứng khá quan trong trong Truyện thơ Nôm bình dân.
Thành ngữ là những “cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có tính
nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn đạt một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm xúc, ví dụ: Vui như mở cờ trong bụng; Đen như cột nhà cháy; Đẹp như tiên,...” [8 - 297]
Tuy nhiên, “khi thành ngữ được sử dụng như một mệnh đề, một ngữ cú
cố định (ngắn gọn) nào đó trong câu phức hợp thì nó có giá trị như một cụm từ chủ - vị (…), như: Châu chấu đá xe, Ếch ngồi đáy giếng, Mèo mù vớ cá rán,...Những từ này khi đứng riêng biệt rõ ràng nó có tính chất thông báo như một câu đơn” [3 – 9]
Có khi, thành ngữ được cấu tạo bởi hai từ ghép theo kiểu liên hợp song song hay gián cách, ghép láy như: Lá mặt lá trái, Làm mưa làm gió, Buôn gian bán lận,…
Như vậy, về mặt cấu tạo, thành ngữ tiếng Việt tồn tại ở hai dạng cơ bản: cụm từ cố định – cấp độ từ, và ngữ cú cố định – cấp độ câu (dạng thứ hai này đã bị bỏ qua trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã dẫn ở trên), trong đó, thành ngữ tồn tại ở cấp độ từ vẫn chiếm ưu thế hơn cả.
Nhìn đại thể và xét về nguồn gốc, thành ngữ Việt Nam gồm hai loại: loại ngôn ngữ gốc Hán và nguồn gốc Việt. Loại thứ nhất do người Hán sáng tạo ra, truyền vào Việt Nam thông qua các thư tịch cổ. Nó vẫn bảo lưu cấu
trúc Hán Văn, ví dụ: Bình địa ba đào, Đồng bệnh tương lân, Đằng vân giá vũ, Hoạ vô đơn trí,….loại thứ hai do người Việt sáng tạo nên bao gồm cả bằng chữ Nôm như: Cháy nhà mới ra mặt chuột, Ăn sổi ở thì, Quần là áo lượt,....và chữ Hán như: Biệt vô âm tín, Thần thông biến hóa,…Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi xếp loại thứ nhất vào ngôn ngữ bác học, loại thứ hai vào ngôn ngữ bình dân.
Khác với thành ngữ, tục ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quý giá của nhân dân. Về cấu trúc ngôn từ, tục ngữ chủ yếu được diễn đạt theo hình thức những câu ngắn có vần hoặc không có vần (đa số là loại câu từ 4 đến 10 tiếng) có tính chất tương đối bền vững. Ngoài ra, có một bộ phận tục ngữ được diễn đạt theo hình thức câu dài gồm 2,3 vế (từ 10 tiếng trở lên, có khi trên 20 tiếng). Song, dù ngắn hay dài, mỗi đơn vị tục ngữ cũng đều được gọi là “câu”:
Ví dụ: - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Tin bạn mất bò
Tin bạn mất vợ nằm co một mình
So với 2 loại trên, ca dao còn có tên khác là phong dao có sự đặc biệt hơn cả, ở chỗ nó đã từng có cả một môi trường diễn xướng sinh động. Theo đó, một bài ca dao hoàn chỉnh phải bao gồm 2 bộ phận: ca: bài hát có khúc điệu; dao: bài hát không có khúc điệu. “Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ
những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca” [8 - 31].
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, hiện nay, “các nhà nghiên cứu đã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng lóng, tiếng đưa hơi)” [8 - 31]. Trong cách hiểu này, ca dao là thơ dân gian truyền thống, ví dụ:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Đại đa số ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát và có độ dài hai dòng. Theo Nguyễn Xuân Kính, 95% lời ca dao viết theo thể lục bát, 63% bài
ca dao có độ dài 2 dòng [14 - 229, 221]
Trong truyện thơ Nôm bình dân, có những thành ngữ khá phổ biến, đã nằm trong các từ điển thành ngữ - tục ngữ (như: ăn xôi ở thì, ở hiền gặp lành, …) và cũng có những thành ngữ ít thấy, thậm chí không thấy xuất hiện trong từ điển (như: dệt gấm thêu hoa, ngao du sơn thuỷ,…) nhưng xét về nội dung cũng như cấu tạo thì chúng không khác gì những thành ngữ đã được nhiều người, nhiều đời chấp nhận. Chúng tôi quan niệm, những từ ngữ như: “Ngao du sơn thủy, Dệt gấm thêu hoa,…” là những thành ngữ có ý nghĩa tương đương với các thành ngữ khác và xếp nó vào phương diện ngôn ngữ bình dân.
Cả bốn truyện thơ Nôm mà chúng tôi khảo sát đều sử dụng đến thi liệu dân gian tuy mức độ có khác nhau. Số lượt sử dụng thành ngữ trong “Lâm truyền kỳ ngộ” là 5 lần, trung bình cứ 11 bài lại có 1 thành ngữ xuất hiện; chỉ
có 1 câu tục ngữ và 1 câu ca dao được dùng theo lối lẩy ý, đó là: “Vững như thạch bàn” trong câu “Chín vạc xây nên vững thái bàn” (bài 1) “Tháng 3 cá đi ăn thề, tháng tư cá về cá vượt Vũ Môn” trong câu: “Vũ Môn có thưở cá nên rồng” (bài 16). Trong Truyện Hoàng Trừu, 24 lượt thành ngữ, 1 câu tục ngữ
(“buôn có vạn, bán có phường” trong câu 173: “bán buôn có vạn có phường”) được sử dụng, không có ca dao. Ở “Tống Trân – Cúc Hoa” số lượt sử dụng tục ngữ là 1 đơn vị, số thành ngữ là 18. Có lẽ do xuất hiện muộn hơn cả nên “Nhị độ Mai” có được sự chín chắn về nhiều mặt so với Lâm tuyền kỳ ngộ, Hoàng Trừu và Tống Trân – Cúc Hoa, trong đó có cả việc vận dụng nguồn ngữ liệu dân gian. Thống kê trong văn bản Nhị độ mai, chúng tôi thấy có 40 lượt thành ngữ, 5 lượt tục ngữ và 1 câu ca dao được sử dụng theo phương thức mượn ý. Đây cũng chính là câu được sử dụng trong Truyện Hoàng Trừu đã nói ở trên, xem câu 190 “Nhị độ mai”)
Thống kê trên có thể thấy: thành ngữ được sử dụng với số lượng cao hơn hẳn so với tục ngữ và ca dao, có khi trong 2 câu kế nhau có sự xuất hiện của 2 thành ngữ:
- “ Thù kia chỉ để đội trời chung
- “Sao cho tận lực hiệp đồng”
(Câu 1083 – thành ngữ: “ đồng tâm hiệp lực”) - “Chẳng những ăn xổi ở thì mà lo”
( Truyện Hoàng Trừu, câu 456, thành ngữ: “ ăn xổi ở thì”) - “Nguồn ân bể ái hẹn hò”
(Câu 457, thành ngữ “Bể ái nguồn ân”)
Lý do của hiện tượng trên nằm ngay lợi thế giàu hình ảnh, khả năng tạo nhịp điệu và cấu trúc khá gọn nhẹ của thành ngữ tiếng Việt. Ca dao và tục ngữ có thể không thua kém thành ngữ về mức độ hàm xúc, thậm chí còn hơn hẳn thành ngữ ở khả năng gợi dẫn các phạm vi ý nghĩa, kích thích tư duy ở độc giả, nhưng do mọi câu tục ngữ và ca dao đều tồn tại ở cấp độ câu, có cấu trúc đầy đủ, nhiều câu ca dao có kết cầu trên 2 vế với 2 ý lớn nên không dễ để có thể vận dụng trong truyện thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn. Hơn nữa, với dung lượng dài (hầu như các truyện thơ Nôm đều trên 1000 câu) và được lưu truyền trong dân gian để kể cho nhiều người nghe, truyện thơ Nôm bình dân cần đến thành ngữ với mục đích làm cho lời văn trau chuốt, dễ nghe. Thành ngữ đi vào câu thơ lục bát nhuần nhị không khác gì hai tiếng của một lời:
“Bối rối lòng tằm chín khúc tơ”
(Lâm tuyền kỳ ngộ - bài 11)
“Cắm sào mà đợi nước sâu
Hoa tàn nhị rữa còn đâu má hồng”
(Tống Trân - Cúc Hoa, câu 2120 – 2121)
Vậy thì, tác giả truyện thơ Nôm đã thao tác như thế nào trên số lượng thi liệu dân gian đã chọn?
Chúng tôi khảo sát 448 câu thơ Đường luật Lâm truyền kỳ ngộ, 732 câu lục bát Hoàng Trừu, 1782 câu Tống Trân Cúc Hoa, 2820 câu Nhị độ Mai, thì thấy, các tác giả truyện thơ Nôm bình dân đã nỗ lực để vận dụng thi liệu dân gian (chủ yếu là thành ngữ) một cách linh hoạt nhất sao cho có được những câu thơ sinh động, vừa đẹp lời vừa đảm bảo ý, trong đó, quan trọng nhất là 3 phương thức: giữ nguyên thi liệu gốc, mượn ý thi liệu rồi diễn đạt theo cách
khác, bao gồm việc đảo lời, rút gọn và tách lời trong cấu trúc thi liệu ở một phạm vi cho phép, chẳng hạn:
- Giữ nguyên thành ngữ:
“Nâng khăn sửa túi xin yên phận nhờ”
( NĐM, 1962)
“Âm thầm liệu bảy lo ba”
( HT, 449)
“Đỏ chen đen tránh là thường”
( TT – CH, 1209)
“Mọi bề trong ấm ngoài êm”
( NĐM, 971) - Mượn ý - đảo lời:
“Ngỡ là giai lão bách niên”
( TT – CH, 1083)
“May có áo ấm cơm no”
(HT, 1021)
“Để ai tan nghé rẽ đàn vì ai”
(NĐM, 1414)
“Hoa thêu gấm dệt lời chau chuốt”
(LTKN, bài 91) - Mượn ý – rút gọn lời:
“Ví như nước đỗ bốc đầy được không”
(HT - 1350)
“Dễ dò bụng hiểm khôn lừa mưu gian”
(NĐM, 176) - Mượn ý - tách lời
“Như đàn cầm gẩy tai trâu biết gì”
(HT, 1002)
Tập hợp những thao tác trên, chúng ta có bảng thống kê sau:
Cách sử dụng thi liệu dân gian
Giữ nguyên (số lần)
Mượn ý (số lần) Đảo Rút Tách lời
Tác phẩm lời gọn lời Lâm truyền kì ngộ 1 1 2 1 Hoàng Trừu 19 4 1 1 Tống Trân – Cúc Hoa 11 3 3 2 Nhị độ mai 24 9 4 7