Ngôn ngữ bình dân với việc tạo vần, luật cho câu thơ, bài thơ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 46 - 49)

câu thơ, bài thơ

Thơ luật không thể không có vần. Vần thơ là một yếu tố quan trọng để liên kết hình thức bài thơ. Trong thơ Đường luật, vai trò của vần đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành, giữ vững “luật” (quy tắc hình thức của câu thơ gồm: bố trí các thanh bằng – trắc gieo vần), cùng với “niêm’ tạo nên tính chỉnh thể cho cấu trúc bài thơ.

Thơ lục bát Việt Nam rất chú trọng gieo vần. Có thể hình dung lối gieo vần của thơ lục bát theo hình zích - zắc: Chữ thứ sáu câu lục gieo vần xuống chữ sáu câu bát, rồi chữ thứ tám câu bát lại gieo vần xuống chữ thứ sáu câu lục của cặp lục – bát kề dưới, cứ như vậy tạo nên những liên hoàn không dứt, rất thuận tiện cho việc kể chuyển. Vần trong thơ lục bát phải là vần bằng: Một vần ở câu lục, 2 vần ở câu bát (2 vần này phải khác nhau về thanh điệu)

Hầu như mọi yếu tố của hệ thống hình thức đều có thể ảnh hưởng đến việc gieo vần trong thơ (chẳng hạn, nhịp điệu. Nếu nhịp 3/3, 4/4 sẽ buộc chữ thứ 3 câu lục mang thanh trắc). Từ láy và các thi liệu dân gian cũng ảnh hưởng đáng kể tới việc tạo vần trong thơ Nôm bình dân.

Trong Lâm truyền kỳ ngộ, có 31/127 từ láy tham gia tạo vần. Nếu đứng ở cuối câu, từ láy trong Lâm truyền kỳ ngộ nghiễm nhiên đóng vai trò liên kết các câu trong bài, ví dụ:

Bài thứ 65, toàn bài gieo vần “ăng ” nhờ từ láy “nói năng ”: “Nghe tin thiếp cũng bội lòng mừng

Song lệ duyên này biếng nói năng”

Bài thứ 24, toàn bài gieo vần “ơi” trong đó có từ láy “thảnh thơi”: “Thạch tuyền chốn ấy chẳng xa vời

Cũng kể nhân gian thú thảnh thơi”

Bài 27, gieo vần “ao”, trong đó có sự đóng góp của từ láy “ngán ngao”: “Một vẻ xem ra một ngán ngao

Nhân gian mấy độ thứ thanh tao”

Từ láy có trường hợp giữ vai trò quyết định bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc khi nó đứng đầu bài. Trong Lâm tuyền kì ngộ, có hai trường hợp như vậy: bài 15 do từ “nghĩ ngợi”, bài 67 do từ “than thở”. Chữ “ngợi” và chữ “thở” đã quy định luật trắc cho cả hai bài thơ trên:

“Than thở sau xưa khắp mọi nơi Đuề huề bèn mới bước chân dời” (bài 67, tuân theo luật trắc)

“Nghĩ ngợi càng thêm vẩn mọi đường Chạnh lòng vì bởi khách đông sàng” (bài 15, tuân theo luật trắc)

Các truyện thơ Nôm bình dân viết theo thể lục bát, những từ láy ở vị trí giữa và cuối câu chiếm tỉ lệ rất cao, đó đều là những vị trí gieo vần (chữ thứ 6 ở câu lục, thứ 6 và thứ 8 ở câu bát) theo quy định. Vì thế, những từ láy được bố trí ở hai vị trí này có vai trò rất lớn trong việc gieo vần cho câu thơ. Truyện Hoàng Trừu có 100 lượt từ láy đóng vai trò gieo vần, chiếm 53,76 % tổng số từ láy, ở truyện Tống Trân – Cúc Hoa và Hoàng Trừu lần lượt là: 158 lượt từ, chiếm 62,94 %; 268 lượt từ, chiếm 51,24 % (trong truyện Nhị Độ Mai, có 2 từ láy âm tuy nằm ở vị trí thứ 6 và thứ 8 câu bát nhưng vai trò gieo vần không được thể hiện rõ nên không được tính, đó là các từ: “mê mẩn”, câu 136; dặn

dò, câu 2363).

Các liên hoàn từ láy nếu đứng vào vị trí gieo vần thì nội bộ câu thơ càng có sự liên kết chặt chẽ do xuất hiện hai mối quan hệ có khả năng kết nối: quan hệ giữa hai từ láy tạo nên liên hoàn; quan hệ giữa liên hoàn đó với câu trước và câu sau thông qua các vần. Điều này thể hiện rõ hơn cả trong các liên hoàn từ láy đứng ở giữa câu, chẳng hạn:

“Nhớ tên hiệu chữ Mai đồng

Đề vào mảnh giấy dán trong nắp hòm

Ra vào giấu giếm, nom dòm

Gọi là tiện chút sớm hôm phụng thờ” (Nhị độ mai, các câu: 768 – 769 – 770)

Về khả năng gieo vần, thành ngữ - tục ngữ - ca dao trong truyện thơ Nôm bình dân cũng không chịu thua các từ láy âm tuy rằng để “trao” cho chúng vai trò này, tác giả gặp khó khăn hơn rất nhiều khi làm việc cùng hệ thống từ láy âm vì hai lẽ: thứ nhất, dung lượng của các thi liệu dân gian lớn hơn từ láy (thường có 4 âm tiết); thứ hai, chúng có cấu trúc bền vững nên rất khó để sử dụng thật uyển chuyển, linh hoạt. Tuy nhiên, tác giả truyện thơ

Nôm đã vượt qua hai được hai khó khăn đó. Số lượng và giá trị gieo vần của thi liệu dân gian trong mỗi tác phẩm cụ thể, lấy Nhị độ mai làm dẫn chứng

tiêu biểu: có 37/47 thành ngữ, tục ngữ, ca dao đảm nhiệm vai trò gieo vần, chiếm tới 78,72 % tổng số ngôn liệu được dùng. Nhờ đó, tác giả Nhị độ mai đã tạo ra những câu thơ vừa nhuần nhị, tinh tế về âm hưởng, vừa giàu hình ảnh như:

“Thôi đừng quản thiệt tham hơn

Băn khoăn kén cá phàn nàn chọn canh”

(câu 1479 – 1480)

Thế nhưng trong gần 3 ngàn câu thơ, tác giả Nhị độ mai cũng đã có hai lần không vượt qua được trở ngại nêu trên:

“Ông rằng: nhục nhỡn nan tri Thứ cho thì chớ dù chê dám nài”

(câu 1339 – 13400)

“Người tuổi tác, khách cô đơn Để ai tan nghé rẽ đàn vì ai”

(câu 1413 – 1414)

Vần “i” ở thành ngữ “nhục nhỡn nan tri” và vần “an” ở thành ngữ “tan

nghé rẽ đàn” gieo không thật khớp với các câu ở dưới và ở trên nó. Âm

hưởng câu thơ khi đọc lên, vì thế không được xuôi tai.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w