Hệ thống từ ngữ biểu đạt các khái niệm tư tưởng, tôn giáo, quan phương với chức năng thể hiện nội dung đạo đức, khát vọng ấm no,

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 83 - 90)

206 thành ngữ gốc Hán, trung bình 26,3 câu lại có 1 thành ngữ gốc Hán Trong khi đó, 5782 câu trong truyện thơ Nôm bình dân, nhiều gấp 1,06 lần số

3.3.2.3. Hệ thống từ ngữ biểu đạt các khái niệm tư tưởng, tôn giáo, quan phương với chức năng thể hiện nội dung đạo đức, khát vọng ấm no,

quan phương với chức năng thể hiện nội dung đạo đức, khát vọng ấm no, quan niệm về nhân sinh, cuộc sống

Sự có mặt khá dày các từ ngữ biểu đạt khái niệm tư tưởng, tôn giáo, quan phương trong truyện thơ Nôm bình dân đã cho thấy khá rõ dụng ý của tác giả trong việc thể hiện các vấn đề nội dung - tư tưởng. Với đặc trưng và khả năng của mình, lớp từ này góp phần đắc lực trong việc nêu cao nội dung đạo đức, bộc lộ quan niệm của tác giả về nhân sinh và cuộc sống.

Truyện thơ Nôm, đặc biệt là truyện Thơ Nôm bình dân, sử dụng ngôn ngữ, thể loại dân tộc, đồng thời được “tắm mình” trong đời sống của nhân dân lao động, vì thế, hơn ở đâu hết, nó thể hiện sâu sắc và cảm động nội dung đạo đức thế sự với một khát vọng đẹp đẽ.

Nhân, lễ, nghĩa, trung, hiếu, tiết là những nội dung lớn trong các truyện thơ Nôm bình dân. Để thể hiện nội dung này, tác giả đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho các phạm trù đạo đức đó, tiêu biểu cho lòng nhân (bao gồm cả lòng “nhân” theo quan niệm Nho giáo và lòng nhân đạo trong quan niệm nhân dân) có: Mai Bá Cao, Châu Bá Phù, Trần Đông Sơ (Nhị độ mai), Sơn tinh (Tống Trân - Cúc Hoa); tiêu biểu cho chữ nghĩa có Hỉ Đồng gia đình ngư dân, Phùng Lạc Thiện, Mai Bạch, Mai Lương Ngọc (Nhị độ

mai), tiêu biểu cho chữ trung có: Tống Trân (Tống Trân - Cúc Hoa), Hoàng Trừu (Hoàng Trừu), Mai Bá Cao (Nhị độ mai); chữ hiếu có Mai Lương Ngọc, Hạnh Nguyên (Nhị độ mai); Cúc Hoa (Tống Trân - Cúc Hoa); chữ tiết có Cúc Hoa (Tống Trân - Cúc Hoa), công chúa Nam Việt (Hoàng Trừu), Hạnh Nguyên (Nhị độ mai). Những con người đó dù ở địa vị nào, giàu sang, nghèo hèn ra sao cũng không bao giờ thay đổi bản chất. Đó là đối tượng của sự khẳng định, ngợi ca, là lực lượng nêu cao cái tốt đẹp trong cuộc sống, đấu tranh chống lại bọn tà gian, hiểm ác, không có tính người, bảo vệ đạo đức xã hội.

Trong khi xây dựng các nhân vật chính diện và trong quá trình kể chuyện, tác giả truyện thơ Nôm bình dân đặc biệt chú ý sử dụng các từ như: đạo, nhân, nghĩa, lễ, tiết,...Dưới đây là bảng thống kê cụ thể:

Truyện Từ Lâm tuyền kì ngộ Hoàng Trừu Tống Trân – Cúc Hoa Nhị độ mai Tổng Lễ 1 1 2 10 14 Đạo 0 1 1 16 18 Trung - hiếu 0 1 1 1 3 Nhân 1 0 1 13 15 Tiết 0 0 2 5 7 Nghĩa 0 0 1 5 6

tinh thần nhân, nghĩa, hiếu, tiết của con người, như: đạo thầy, trung nghì, thập đạo, trung liệt, trung thần, quân tử, trượng phu, nhân nghì, chữ tòng,... (NĐM, các câu theo thứ tự: 1316, 2176, 1994, 2589, 2811, 1948, 1396, 1287, 1047).

Nội dung đạo đức trong truyện thơ Nôm bình dân không tách rời các phạm trù đạo đức Nho giáo. Dẫu có lúc, nhân vật buột miệng oán thán vua chúa, nhưng rồi cuối cùng, cái kết thúc đẹp đẽ nhất của đa phần các truyện thơ Nôm bình dân vẫn là cảnh “một nhà hảo hợp” trong một xã hội “thung thăng

cõi thọ đứng ngồi đền xuân”, “miếng cơm tấm áo cũng nhờ quân ân”. Điều

đó không có gì khó hiểu bởi các tác giả truyện thơ Nôm cũng chính là những người ít nhiều có theo đòi bút nghiên nơi cửa khổng sân trình, được thấm nhuần những chữ Nhân, Lễ, Nghĩa trong ước mơ “áo gấm vinh quy”.

Hơn nữa, các phạm trù đạo đức của Nho giáo có nhiều giá trị tích cực, phù hợp với lòng mong muốn và quan trọng hơn là tâm thức của nhân dân ta. Từ bao đời nay, người bình dân Việt Nam nuôi dưỡng ước muốn “an cư lạc

nghiệp”. Khi mà điều “nhân giả ái nhân”, “nghĩa giả nghi giả”, “khắc kỉ phục lễ” thấm nhuần vào mỗi người thì xã hội tất an bình.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng: đó không phải chỉ là sự thể hiện các phạm trù đạo đức Nho giáo. Từ xưa, người bình dân đã quan niệm: “Ăn ở như bát nước đầy”, “Cứu một người hơn xây bảy tòa tháp”, “Trai mà chi, gái mà chi, sinh con có ngãi, có nghì thì thôi”, “Nghèo nhân, nghèo nghĩa thì lo. Nghèo tiền nghèo bạc chả cho là nghèo”; “Có lòng xin tạ ơn lòng. Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen”, “Đói lòng ăn hột chà là. Để cơm cho mẹ, mẹ già yếu răng”; “Chồng em áo rách em thương. Chồng người áo gấm xông hương mặc người”,... Trong truyện Tống Trân - Cúc Hoa, chữ “hiếu” không chỉ

được thể hiện với người mẹ già (tiểu hiếu), mà còn là chữ hiếu với đất nước, với cộng đồng (đại hiếu) qua hành động lập công khi đi sứ Tần của Tống Trân.

biến các giá trị văn hóa với các dân tộc khác, trong đó có Trung Quốc. Các phạm trù đạo đức Nho giáo vào Việt Nam được giai cấp thống trị cổ súy mạnh mẽ, nhưng nó tồn tại được, lí do quan trọng nhất là khả năng hòa hợp với tâm lí và tâm thức dân tộc. Truyện thơ Nôm bình dân phần nào đã cho thấy điều đó.

Các nhân vật chính trong truyện thơ Nôm bình dân (trừ truyện Lâm tuyền kì ngộ) thường nuôi ước mong thành đạt trong con đường khoa cử, công danh. Kết cục tất cả đều công thành danh toại, gia đình sung túc, đề huề. Con đường của các nhân vật đó chính là khát vọng ấm no mà tác giả truyện thơ Nôm gửi gắm vào tác phẩm của mình.

Có một hệ thống từ ngữ trong truyện thơ Nôm mang nội dung quan phương - các vấn đề quan trường, thi cử, đỗ đạt, chuyện ngoại giao, chánh sứ,... chẳng hạn: tân khoa, bảng nhãn, nhất phẩm, tam cấp, chính pháp, thiên nhan, chiếu chỉ, vạn tuế,... Các từ này, một mặt cho thấy sự am hiểu tường tận của tác giả đối với đời sống học hành, thi cử, quan trường, mặt khác cũng nói lên rằng: ấm no, vinh hiển luôn là điều mà quần chúng mong muốn. Nó tuyệt đối không phải tâm lý ham “ấn phong hầu” của tầng lớp trên. Nó biểu hiện sức mạnh vươn lên, trước tiên là trong niềm tin và khát vọng của nhân dân ta, điều mà truyện thơ Nôm đã thể hiện khá rõ nét.

Thông qua các từ ngữ biểu đạt khái niệm tư tưởng, tôn giáo, triết lý, chúng ta cũng có thể thấy được quan niệm của tác giả truyện thơ Nôm bình dân về nhân sinh và cuộc đời. Đây có lẽ là ý nghĩa sâu sắc nhất mà lớp từ này tạo ra.

Quan niệm về nhân sinh; cuộc đời trong truyện thơ Nôm chịu ảnh hưởng đậm nét của triết lý Phật giáo.

Con người sống trên cõi trần luôn mang trên mình một nhân duyên, cũng như Bạch Viên, Tôn Các vậy: “Tăng phòng chi để lụy trần duyên”

(LTKN, bài 4), và cũng chính nhân duyên đã đưa Hạnh Nguyên tới nhà Châu Bá Phù, Xuân Sinh gặp được Phùng Lạc Thiện, được gia đình ông chài cứu sống. Nhân duyên cũng giúp Mai Lương Ngọc và Hạnh Nguyên gặp gỡ rồi yêu nhau. Thậm chí, những người ở 2 đất nước khác nhau như Hoàng Trừu và công chúa Nam Việt, Tống Trân và công chúa nước Tần gặp gỡ, trải qua bao sóng gió vẫn nên duyên vợ chồng. Và cũng chính vì còn nợ trần duyên nên Hạnh Nguyên trẫm mình mà không chết, Viên Thị tuy đã quy y cửa Phật mà vẫn “Trạnh lòng vì nỗi khách đông sàng”. Quan niệm nhân duyên của tác giả truyện thơ Nôm bình dân có liên quan mật thiết với tư tưởng “đồng thanh

tương ứng, đồng khí tương cầu” trong sách Kinh Dịch, nó chi phối sâu sắc tới

việc xây dựng, tổ chức các mối quan hệ người - người trong tác phẩm đặc biệt là quan hệ bè bạn, tình duyên sống - chết. Niềm tin vững chắc vào nhân duyên của tác giả truyện thơ Nôm có thể khái quát bằng châu Nhị độ mai, 1224:

“Còn duyên chăng nữa cũng chờ lai sinh”

Quan niệm vũ trụ tuần hoàn cũng là một vấn đề quan trọng chi phối cách thức lựa chọn các yếu tố hình thức trong truyện thơ Nôm bình dân, đặc biệt là ngôn nữ. Quan niệm này thể hiện ngay ở những câu đầu tiên của tác phẩm “Nhị độ mai”:

“Hóa nhi thăm thẳm ngìn trùng Nhắc câu phúc tội rốt vòng vần xoay ...

Tuần hoàn lẽ ấy chẳng xa

Chớ đem nông nỗi mà ngờ cao xanh”

(Câu 1, 2.. 5, 6)

Toàn bộ truyện thơ Nôm này thể hiện khá rõ quan niệm tuần hoàn đó. Mở đầu tác phẩm là khung cảnh: “Một đường sao phúc, muôn nhà phật sinh”,

kết thúc cũng là không khí đoàn tụ, yên bình hạnh phúc: “Kìa nhà ngũ quế,

no sân bát đồng”. Mở đầu Tống Trân - Cúc Hoa là cảnh thiên hạ thuận hòa,

gia đình tạo phúc:

“Lược bày đời vua Thái Tông Trị vì thiên hạ đông tây thuận hòa ...

Của đem làm phước làm duyên sạch làu” Kết thúc cũng là không khí thái bình, vinh hoa: “Đầy sân nô nức hoa hương

...

Vinh hoa như Tống trạng nguyên mấy người”.

Song, điều đó không phải bỗng dưng mà có. Tất cả nhân vật chính diện trong truyện thơ Nôm phải chịu sự vần xoay của vũ trụ tuần hoàn, trong đó có cơ cực, hy sinh.

“Xoay trăm nghìn cấp thử ba bốn lần”

(Nhị độ mai, 2970)

Quan niệm vũ trụ tuần hoàn trong truyện thơ Nôm bắt nguồn từ đời sống sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Con người “trông” quá nhiều vào tự nhiên, dựa vào tự nhiên, chịu sự chi phối của chu kỳ 4 mùa/năm. Đây không chỉ là đặc trưng trong tư duy vũ trụ của người Việt mà là đặc trưng của người phương Đông thời trung đại với nền tảng “phương thức sản xuất châu Á”, đúng như A.JA. Gurêvích đã nhận xét: “Làm nền cho những hệ thống giá trị

mà trên đó xây dựng những nền văn minh cổ đại phương Đông là tư tưởng về hiện tại kéo dài vĩnh viễn không tách rời khỏi quá khứ. Tri giác Trung Quốc cổ đại truyền thống về thời gian, xem thời gian như một sự XOAY VÒNG cho những kỉ nguyên (...). Tượng trưng có ý nghĩa khá sâu sắc cho quan niệm cổ

Ấn Độ về thời gian là cái BÁNH XE. Chiếc bánh xe vũ trụ vận động vĩnh viễn, đó là vòng tuần hoàn của sinh và tử luôn lặp lại”. [35 – 34, 35].

Ngôn ngữ bác học là đặc trưng trong các sáng tác của tầng lớp trên trong xã hội phong kiến nhưng không phải độc quyền của giai cấp này. Quá trình tiếp xúc giữa các bộ phận văn học đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự trưởng thành của các thành phần ngôn ngữ. Sự trưởng thành đó thể hiện rõ nhất và sâu sắc nhất trong các tác phẩm văn học. Vì thế, sự xuất hiện của ngôn ngữ bác học trong truyện thơ Nôm bình dân là điều tất yếu, đồng thời cũng là dấu hiệu vận động tích cực của ngôn ngữ dân tộc trong thời kỳ có sự phân chia tầng lớp khá gay gắt.

Không vượt ra ngoài tinh thần chung thời trung đại, đó là: tiếp nhận – sáng tạo các yếu tố văn hóa ngoại lai, tác giả truyện thơ Nôm bình dân đã nỗ lực vận dụng linh hoạt các điển cố, điển tích, thành ngữ gốc Hán, các từ biểu thị khái niệm tôn giáo, tư tưởng, đời sống thi cử, quan trường (đa phần là từ Hán Việt) vào tác phẩm của mình. Đa phần các yếu tố ngôn ngữ bác học trong truyện thơ Nôm bình dân đều được biến cải ít nhiều, sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của đông đảo người đọc bình dân. Qua đó, các cấp độ nghĩa của điển cố, điển tích, những nội dung sâu xa của thành ngữ gốc Hán và bộ phận từ biểu thị khái niệm tôn giáo, tư tưởng, thi cử, quan trường được khai thác, hướng đến thể hiện tốt nhất tinh thần đạo nghĩa, khát vọng ấm no, vinh hiển của người bình dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w