Thành ngữ gốc Hán trong truyện thơ Nôm bình dân

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 63 - 67)

Theo cách phân loại của nhóm tác giả Lương Văn Đang, Nguyễn Lực trong cuốn “Thành ngữ Tiếng Việt” (đã dẫn), thành ngữ gốc Hán là một trong

2 bộ phận của thành ngữ Hán – Việt (cùng với lớp thành ngữ do người Việt tạo lập bằng chữ Hán). Loại thành ngữ này du nhập vào nước ta từ lâu đời thông qua con đường “kinh sử ” với sự truyền bá của tầng lớp Nho học. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của thành ngữ gốc Hán là chúng cần giữ nguyên hình của thành ngữ gốc như: Bình địa ba đào, Bạo hổ bằng hà, Đồng bệnh tương lân, Danh chính ngôn thuận, Đồng cam cộng khổ. Những thành ngữ loại này phần nhiều có nghĩa từ nguyên. Nghĩa của chúng là nghĩa dịch từ chữ Hán.

Một bộ phần của thành ngữ gốc Hán đã bị Việt Hóa, biến đổi đi một hai yếu tố của thành ngữ. Chẳng hạn thành ngữ “Khai thiên lập địa” gốc Hán là “Khai thiên tịch địa”. Ở đây chữ “tịch” (mở mang) bị biến thành chữ “lập” (dựng lên) theo đó nghĩa từ nguyên của thành ngữ bị biến mất (vì chữ “tịch” mở mang) gắn với tích bàn cở mở mang trời đất trong truyền thuyết Trung Hoa.

Cũng trong xu hướng Việt Hóa, một số thành ngữ có nguồn gốc Hán đã bị thay đổi, ví dụ: tiếng Hán là “Khẩu tâm như nhất” (lời nói và tấm lòng là một) sang tiếng Việt, chữ “như” bị biến đổi thành chữ “bất”: “Khẩu tâm bất

nhấ”t.

Theo tác giả Nguyễn Thị Tân, “hiện có 2714 đơn vị thành ngữ gốc Hán

đang hoạt động trong tiếng Việt. So với các thành ngữ gốc ngoại khác, thành ngữ gốc Hán chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (khoảng 98%)” (Dẫn theo Bùi Duy Dương [36 – 44])

Trong truyện thơ Nôm bình dân, thành ngữ gốc Hán được sử dụng không nhiều. Tổng số câu thơ Nôm trong 4 truyện chúng tôi khảo sát là 5782 câu, nhưng thành ngữ gốc Hán chỉ xuất hiện 9 lần với 8 thành ngữ (do thành ngữ “ Đằng vân giá vũ” dùng 2 lần, như vậy cứ 642,4 câu mới có 1 lần sử dụng thành ngữ gốc Hán, cụ thể là:

- Lâm Tuyền Kỳ Ngộ: 1 lần - Hoàng Trừu : không có - Tống Trân – Cúc Hoa : 3 lần

- Nhị Độ Mai: 5 lần

Trong 9 lần sử dụng, có tới 6 lần thành ngữ được dùng theo lối biến cách chiếm 66,6 % , 3 lần giữ nguyên, chiếm 33,4 %

- 6 lần biến cách thành ngữ gốc Hán:

Thành ngữ biến cách Thành ngữ gốc

Phương pháp biến cách

1. Ngựa hồ chim Việt (LTKN, bài 77)

Hồ mã tê bắc phong

Việt điểu sào nam chi

Dịch + rút gọn

2. “ Tới kỳ mãn nguyệt gặp đầu thai sinh”

(Tống Trân – Cúc Hoa, câu 16)

Mãn nguyệt thai

hoa Tách + dịch

3. “ Giai lão bách niên”

(TT-CH, câu 1083) Bách niên giai lão Đảo trật tự

4. “Vũ giá đằng vân”

(N ĐM, câu 1250) Đằng vân giá vũ Đảo trật tự

5. “Thanh ứng khí cầu” (N ĐM, câu 253) Đồng thanh, tương ứng Đồng khí tương cầu (trích từ Kinh dịch) Rút gọn

(N ĐM, câu 472)

- 3 lần sử dụng thành ngữ gốc Hán nguyên gốc: + “Đồng tịch đồng sàng” (TT-CH, câu 405) + “Nhục nhỡn nan tri” (NĐM, câu 1339) + “Đằng vân giá vũ” (NĐM, câu 2761)

Hai nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự có mặt thưa thớt của thành ngữ gốc Hán trong Truyện thơ Nôm bình dân đó là: đặc điểm lưu truyền, đối tượng thưởng thức và đặc điểm của thể loại thơ Nôm lục bát.

Các truyện thơ Nôm bình dân được lưu truyền trong dân gian, đối tượng thưởng thức chính là quần chúng lao động ít được học hành. Vì thế, nếu sử dụng nhiều thành ngữ gốc Hán có thể gây khó khăn cho việc tiếp nhận và lưu truyền tác phẩm (đây cũng là nguyên nhân khiến các tác giả truyện thơ Nôm bình dân nỗ lực biến cách tới 6,6% thành ngữ gốc Hán được dùng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân thứ hai và là nguyên nhân “trọng yếu” nhất, xuất phát từ “tính khách quan của ngôn ngữ thể loại” (Phan Ngọc): “Mỗi thể loại do cách

tổ chức của nó về số chữ, nhịp điệu, cung cấp sẵn cho người đọc một kiểu thưởng thức riêng mà người sáng tạo không được vi phạm” [20 - 258] “Tính khách quan” của ngôn ngữ lục bát, theo tôi chính là sự mềm dẻo, hướng đến

khai thác tối đa đặc trưng đơn tiết của tiếng Việt, hay nói như nhà ngôn ngữ học Nguyễn Phan Cảnh: “Sự kết hợp của thể loại lục bát khi đứng trước ca

dao là trung hòa” [1 – 194], có nghĩa là: lục bát không bao giờ quay lưng lại

với “trục kết hợp” như ca dao dù đã phát triển “trục lựa chọn” tới đỉnh cao. Lục bát không dừng lại ở “phần cứng” của thể loại (ví dụ, “phần cứng” của nhịp lục bát là 2/2/2 và 2/2/2/2) mà luôn vươn tới những sáng tạo. (Song thất lục bát và thơ đường luật không có được điều này). Chính vì vậy, lục bát không phải là “không gian” thích hợp nhất cho thành ngữ gốc Hán. Điều này sẽ được sáng tỏ khi chúng ta thực hiện một phép so sánh thành ngữ Hán trong

Truyện Kiều, Truyện thơ Nôm bình dân với 3 kiệt tác thơ Nôm Đường luật ở thế kỷ XV, XVI (Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập và Bạch vân quốc ngữ thư).

“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi có 254 bài thơ Nôm Đường luật,

trong đó có 68 bài thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật; 186 bài thất ngôn bát cú, tứ tuyệt có xen những câu 6 chữ (lục ngôn) (theo thống kê của tác giả Phạm Luận, tài liệu tham khảo thứ 11), cộng lại có 1753 câu thơ. Tác giả dùng 97 lần thành ngữ gốc Hán. “Hồng Đức quốc âm thi tập” của hội Tao Đàn có 283 bài thất ngôn bát cú, cộng lại có 2264 câu thơ Nôm. Tác giả dùng 64 thành ngữ gốc Hán. “Bạch Vân quốc ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm có 177 bài thất ngôn bát cú, tương ứng với 1416 câu. Tác giả dùng 45 lần thành ngữ gốc Hán. Tổng cộng cả 3 tác phẩm trên, có 5433 câu thơ Nôm, dùng tới

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 63 - 67)