Điển tích, điển cố với việc tạo tính ước lệ cho hình ảnh thơ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 70 - 73)

206 thành ngữ gốc Hán, trung bình 26,3 câu lại có 1 thành ngữ gốc Hán Trong khi đó, 5782 câu trong truyện thơ Nôm bình dân, nhiều gấp 1,06 lần số

3.3.1.1. Điển tích, điển cố với việc tạo tính ước lệ cho hình ảnh thơ

Xây dựng tính ước lệ là khả năng lớn nhất và đặc trưng nhất của điển tích, điển cố, xét trong mối quan hệ với hình thức nghệ thuật, câu thơ, bài thơ. Ước lệ hay ước lệ nghệ thuật là “thuộc tính bản chất nhằm phân biệt sự

miêu tả nghệ thuật với khách thể mà nó tái diễn. Mỹ học hiện đại phân biệt hai thứ ước lệ. 1, Tính không đồng nhất giữa hình tượng nghệ thuật với thực tại đời sống. Với nghĩa này, tất cả các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật như không gian, thời gian, người trần thuật, lời đối thoại... đều mang tính ước lệ(..). Chỉ khi có một trình độ nghệ thuật mới xuất hiện thì người ta mới nhận ra tính ước lệ trong văn học giai đoạn trước. 2, Ước lệ theo nghĩa thứ hai ( hoặc ước lệ trong quan niệm hiện đại và cách dùng phổ biến) là sự phá vỡ cố ý và lộ liễu tính giống thực trong phong cách tác phảm

(...) Ước lệ này phát sinh do chuyển hóa của ước lệ theo nghĩa thứ nhất, khi được dùng như những thủ pháp công nhiên vạch trần ảo giác nghệ thuật hoặc khi sử dụng hình tượng huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích,... vào những mục đích nghệ thuật mới...” [8 - 392].

Trong văn thư cổ, ước lệ là một thủ pháp nghệ thuật rất phổ biến. Ước lệ có thể xem như một trong những “cái mã” để hiểu và lý giải tác phẩm, bởi vì, ngoài sự tồn tại với tư cách một thư pháp nghệ thuật, ước lệ còn có cội nguồn từ tư duy mỹ học Phương Đông. Vạn vật (trong đó có con người) luôn luôn đồng tồn trong đại vũ trụ. Ở đó, con người không tách mình khỏi các mối quan hệ, mà quan hệ lớn nhất, bao trùm nhất là quan hệ giữa con người với tự nhiên. Từ đây hình thành một kiểu tư duy đặc trưng phương Đông thể hiện trong văn học cổ - tư duy quan hệ. Bộ phận quan trọng nhất của Thơ Đường (thơ về tình bạn, thiên nhiên, cảm khái) chủ yếu xây dựng trên kiểu tư duy này. Từ thiên nhiên để phản chiếu và thấy được chân dung con người; chọn lấy một vấn đề, sự kiện tiêu biểu đã có sẵn ở ngoài ta để khái quát đặc điểm của ta, đó là phương thức của thủ pháp ước lệ gắn với tư duy quan hệ.

Đặc trưng cơ bản của điển là tính biểu trưng. Điển tồn tại trong thơ văn cổ không phải để kể về câu chuyện, mà hình thức ngôn ngữ của nó đề cập đến, mục đích của điển là nói lên ý nghĩa sau cùng từ những hình ảnh do ngôn từ gợi ra. Vì vậy, điển trong thơ văn cổ tuy không đánh mất tính lịch sử cụ thể những tính lịch sử cụ thể chỉ còn tồn tại như một cái cớ. Giá trị ước lệ của điển cũng từ đây mà có.

Mọi hình ảnh trong câu thơ Nôm bình dân được hình thành do điển đều mang tính ước lệ. Hình ảnh: Nước Nhược Nguồn Đào (Nhị Độ Mai, câu 259) không phải để nói về địa danh “Nhược”, “Đào” nào đó mà dùng tích truyện trong “Thập Châu kí” và “Đào Nguyên kinh” để nói: kinh đô nơi Mai Bá Cao đến đẹp tráng lệ như cảnh tiên. Tương tự như vậy, các hình ảnh trong Nhị Độ Mai. Vẩy rồng (câu 274), thiều nhạc (364), huyên đình (361), Tô Quân (1100), Lạc Nhạn Đài (1187), thung đường (1454), gieo tú cầu (1518), đông

sàng (1732); bẻ quế, tung mây (1992) tao khang (2064), tiếng Trịnh (2088)..., trong Hoàng Trừu: Nàng Châu ả Hằng (câu 978), Châu Trần (404), cung trăng Quảng Hàn (276), Lưu Lang (267), Ải Tần (148),... trong Tống Trần – Cúc Hoa: hội rồng mây (câu 197), xe dây (499), Lã Hậu (1213), Hán Hoàng (1214), Kẻ Tấn người Tần (1620), Nguyệt lão (1649),... trong Lâm tuyền kỳ ngộ, chín vạc (bài 1), khách đồng sàng (15) màn Đổng Tử (16), diễn tin luồng (45), gieo mận giả đào (60),... đều mang tính ước lệ. Những hình ảnh như trên đã giúp câu thơ lục bát “vén gọi” lại đáng kể. Điển tồn tại với tư cách một ngữ cố định, hoặc nếu bị phá vỡ cấu trúc do nhu cầu của tác giả thì nó cũng luôn tạo ra những câu thơ chắc chắn về thanh nhịp, gây nên âm hưởng đáng chú ý, ví dụ:

“Gieo mận giả đào sao chẳng đoán”

( Lâm Tuyền Kỳ Ngộ, bài 60)

“Cung quế đã đành yên phận thiếp”

(Bài 78)

“Ngựa Hồ Chim Việt huống đau phiền”

(Bài 77)

“Tạ, Vương mấy chốn Nguyễn, Đào mấy nơi.”

(NĐM, câu 804)

“Khắp người viễn khách cư kì”

( Câu 804)

“Khi này dạ Sở, lúc kia bụng Tần”

(Câu 940)

Âm hưởng của những câu thơ vừa dẫn thể hiện được sự mạnh mẽ do ý tưởng tập trung vào một hình thức ngôn ngữ ngắn gọn. Sự ngắn gọn này, xét cho cùng cũng nhờ tính ước lệ của bản thân của hình ảnh mà điển dùng làm phương tiện trug gian.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w