Lớp từ biểu đạt các khái niệm thuộc phạm trù tôn giáo, tư tưởng; thi cử, quan trường

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 67 - 70)

206 thành ngữ gốc Hán, trung bình 26,3 câu lại có 1 thành ngữ gốc Hán Trong khi đó, 5782 câu trong truyện thơ Nôm bình dân, nhiều gấp 1,06 lần số

3.2.3. Lớp từ biểu đạt các khái niệm thuộc phạm trù tôn giáo, tư tưởng; thi cử, quan trường

Điểm đặc trưng dễ nhận ra của thời kỳ trung đại là sự cai trị của các triều đại phong kiến (từ Ngô cho tới hậu kỳ nhà Nguyễn). Đó là một ngàn năm văn hóa Việt Nam tồn tại trong sự giao lưu, tiếp xúc đặc biệt mật thiết với văn hóa Trung Hoa. Từ quá trình đó, các học thuyết chính trị-xã hội, triết học, tôn giáo, tiêu biểu là Nho giáo và một phần Phật giáo du nhập vào nước ta, thay nhau đóng vai trò hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối sâu sắc các hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến quan liêu (từ khi đất nước dành được tự chủ đến hết triều Lý, Phật giáo giữ địa vị quốc giáo, từ cuối Trần, đặc biệt bắt đầu từ triều Lê sơ, địa vị đó thuộc về Nho giáo) cũng như đời sống xã hội. Thời Lý, “làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện nhà

vua. Rồi người ta bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thiết, nhân dân quá nửa là sãi” [Lê Văn Hưu, dẫn theo Trương Hữu

Quýnh [26 - 19]. Khi Nho học đóng vai trò quốc giáo ở Trần, nhất là Lê, xã hội Việt Nam với mô hình: nông dân –nông thôn- nhà Nho – quan lại cơ bản được hình thành.

Ở đây chưa đề cập đến sự tương tác giữ văn hóa cổ truyền – truyền thống với các yếu tố văn hóa du nhập và tiếp biến cũng đủ để thấy rằng: nền tảng xã hội đó tất yếu ảnh hưởng sâu sắc đến văn học, vì hơn ai hết, bộ phận trí thức dân tộc – tác giả của nềm văn học viết, trong đó có truyện thơ Nôm bình dân, là những người “nhạy cảm nhất” đối với các vấn đề tư tưởng – chính trị - xã hội.

Cũng như các tác phẩm viết bằng chữ Hán và đa phần các sáng tác bằng chữ Nôm khác, truyện thơ Nôm bình dân đã sử dụng đến rất nhiều các từ ngữ biểu đạt những khái niệm thuộc phạm trù tôn giáo (Phật giáo), tư tưởng, những thuật ngữ trong phạm vi quan trường, như: đạo, nhẫn, lễ, nghĩa, chiếu chỉ, bộ lại, nha môn, tràng hạt, lệ phủ đường, chầu, trạng nguyên, bảng nhãn, tam khôi, bảng rồng...

Căn cứ vào nội dung của các từ, có thể chia chùng thành 2 loại như sau:

Loại thứ nhất, các từ biểu đạt các khái niệm thuộc phạm trù tôn giáo – tư tưởng như: đạo, nhân, nghĩa, lễ, trung, hiếu, lai sinh, trần duyên,…

Loại thứ hai, các từ biểu đạt các khái niệm thuộc lĩnh vực quan trường, thi cử như: tam khôi, bảng rồng, mặt rồng, roi đồng, bộ hình, trạng nguyên, bảng nhãn, sĩ tử, tứ thư, thi đình, tuần phủ, vạn tuế, nhất phẩm, khâm thiên giám, bách quan văn võ, thiên nhau, chiếu, chỉ, bảng rồng, phẩm, Đô ngự sử, Thái bảo, tam cấp, phủ nha, ngự tửu, công pháp, ba tòa, ngọ môn, án tấu...

Loại thứ nhất có thể chia làm 2 tiểu loại (tạm gọi là loại 1.a và loại 1b) Loại 1.a. Các từ biểu đạt có khái niệm của Phật giáo, bao gồm: trần duyên, tãng phòng, Tây Thiên, Kinh giáo, ba ngàn, hóa ninh, kệ, tế độ, Tây Thiên, thiền, thiền trai, thiền sư, siêu sinh, bóng thiền, am thiền, đức già, đạo, tịnh, tãng viên, qui y, tham thiền, tam bảo, đèn hạnh.

Loại 1.b. Các từ biểu đạt khái niệm của Nho giáo: đạo, tòng, xướng tòng, nhân, nghĩa, trung, hiếu, lễ, luân, cương thường, đạo hằng, càn, thái, bàn,...

Theo thống kê của chúng tôi, loại 1.a có 34 lần được sử dụng, loại 1.b có 84 lần, loại 2 có 253 lần. Sự phân bố số lượt sử dụng đối với mỗi loại như sau:

Loại 1 Loại 2

Loại 1.a Loại 1.b

LTKN H T TT- CH NĐM LTKN HT TT- CH NĐM LTKN HT TT- CH NĐM 26 0 1 7 2 7 8 67 0 0 57 196

Nhìn vào kết quả của thống kê, chúng ta thấy có sự phân biệt khá rõ giữa Lâm Tuyền Kỳ Ngộ - tác phẩm được cho là ra đời sớm nhất, với các truyện thơ Nôm còn lại. Lâm Tuyền Kỳ Ngộ sử dụng tới 76,47% các từ biểu

đạt khái niệm Phật giáo, trong khi đó, chỉ có 2/84 lần sử dụng khái niệm Nho giáo chiếm 2,4% và không đưa các từ có tính chất quan phương vào tác phẩm. Nhị Độ Mai – tác phẩm xuất hiện đầu thế kỷ XIX (được coi là muộn hơn cả trong 4 truyện được khảo sát thì hoàn toàn ngược lại. Trong 2820 câu lục bát, Nhị Độ Mai chỉ có 7 lần dùng các từ của nhà Phật, chiếm 20,58 % ( trong khi, nếu tính câu thơ thì Nhị Độ Mai chỉ ít hơn tổng số câu của 3 truyện còn lại là 149 câu) nhưng lại dùng tới 84 lần từ ngữ chỉ các khái niệm Nho giáo và 196 lần từ chỉ khái niệm quan phương. Đây có thể xem là một căn cứ vững chắc để chúng ta khẳng định: Lâm Tuyền Kỳ Ngộ là truyện thơ Nôm ra đời vào loại sớm nhất của thể loại này, trong thời kỳ Phật giáo còn giữ vai trò quốc giáo. Hình thức truyện kể bằng thơ Đường luật chính là bước “ Khai sơn phá thạch” cho các truyện thơ Nôm bình dân sau này với thể thơ lục bát của dân tộc.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w