206 thành ngữ gốc Hán, trung bình 26,3 câu lại có 1 thành ngữ gốc Hán Trong khi đó, 5782 câu trong truyện thơ Nôm bình dân, nhiều gấp 1,06 lần số
3.3.2.2. Thành ngữ gốc Hán với việc thể hiện nội dung ngợi ca, khẳng định
khẳng định
Điều thú vị ở các thành ngữ gốc Hán trong truyện thơ Nôm bình dân là cả 9 lần xuất hiện đều dành để nói các nhân vật chính diện. Có khi nó nằm trong lời nhân vật như: “nhục nhỡn nạn tri”, “thanh ứng khí cầu”, “đồng tịch
đồng sàng”, “giai lão bách niên”, “Ngựa Hồ chim Việt”, cũng có khi nó là
lời của người kể chuyện như: “mãn nguyệt khai hoa”, “vũ giá đằng vân”,
“đằng vần giá vũ” , “họa chí vô đơn”.
Điểm khác biệt và cũng là điều giúp cho thành ngữ gốc Hán hướng tới nội dung ngợi ca, khẳng định là tính trừu tượng, sắc thái trang trọng, thích hợp cho việc biểu thị những vấn đề thuộc về tinh thần, ý niệm, tâm linh những thứ có tính trường cửu (điều này không có ở thành ngữ tiếng Việt)
Trong 9 lần sử dụng thành ngữ gốc Hán, tác giả truyện thơ Nôm bình dân đã dành 2 lần để khẳng định tình nghĩa chung thủy vợ – chồng (các câu 405, 1083 – Tống Trân Cúc Hoa); 1 lần thể hiện tình cảm nhớ thương (bài 77 – Lâm Tuyền Kì Ngộ); thể hiện lòng xót thương với con người tài năng – chính trực: 1 lần (câu 472 – Nhị độ mai); 1 lần khẳng định tài năng – đức độ (câu 1339 – Nhị độ mai); 1 lần biểu lộ thái độ trân trọng, khẳng định những tấm gương trung nghĩa (câu 253 – Nhị độ mai); 2 lần khẳng định sự trường tồn của những con người xả thân vì nghĩa lớn (câu 1250 – 2761 – Nhị độ mai); 1 lần báo hiệu, khẳng định sự xuất hiện của một nhân cách cao đẹp (câu 16 – Tống Trân – Cúc Hoa).
Hai lần tác giả dùng thành ngữ gốc Hán để khẳng định tình nghĩa vợ chồng đều được đặt trong lời nhân vật Cúc Hoa ở một hoàn cảnh đặc biệt – Tống Trân, chồng nàng, phải đi sứ Tần:
Anh giã ơn nàng nuôi mẹ anh đi”
Đó là những lời trân trọng, tha thiết của người vợ sau bao năm nuôi mẹ đợi chồng “vinh qui bái tổ” nay buộc phải chấp nhận chia ly để chồng đi sứ. Ở đoạn khác, câu 1083, cũng là lời Cúc Hoa than thở: “Ngỡ là giai bão bách
niên”. Trước lúc lên kiệu hoa trong một cuộc ép duyên trắng trợn của người
cha, Cúc Hoa lần giở 3 bộ quần áo, những kỉ vật của 2 vợ chồng từ thưở hàn vi, ra xem (lúc này Tống Trân đang ở bên nước Tần). Nàng không khỏi đau xót cho tình cảnh vợ chồng li tán. Thành ngữ “giai lão bách niên” (hay bách niên giai lão) là lời chúc phúc thường gặp trong các đám cưới và cũng là ước mong của cổ dâu, chú rể, ngờ đâu, lúc này lại nằm trong lời than thở cho hạnh phúc không trọn! Cả “đồng tịch đồng sàng” lẫn “giai lão bách niên” đều được sử dụng trong những bối cảnh đặc biệt đã góp phần thể hiện và khẳng định tấm lòng chung thủy của nhân vật Cúc Hoa.
Thành ngữ “Ngựa Hồ chim Việt” trong câu: “Ngựa hồ chim Việt
luống đau phiền” (bài 77, Lâm tuyền kì ngộ) là lời tâm sự của Tôn Các với
Viên Thị khi 2 người chia tay nhau để Viên Thị về cõi tiên. Sử dụng cặp hình tượng song song “Ngựa hồ – chim Việt” từ Cổ thi: “Hồ mã ý bắc phong, Việt
điểu sào nam chi” (ngựa Hồ phương bắc ngóng theo gió bắc, chi Việt phương
Nam kết tổ cành Nam), tác giả thể hiện sâu sắc lòng nhớ thương của đôi uyên ương trước cảnh kẻ bắc - người nam. Câu 253 “Nhị độ mai” lại là thái độ khẳng định, trân trọng sự gặp gỡ” giữa những con người trung nghĩa, chính trực dù chỉ là sự “tương giao” trong tâm tưởng qua một vật vô tri là bức tranh
“tranh Di, Tề” :
“Trèo lên thấy có bức tranh Di, Tề Than rằng: “thanh ứng khí cầu ”
Người Kim cổ bụng trước sau một đường”
(Các câu 250, 253, 254).
Sau khi Mai Bá Cao bị bè đảng Lư – Hoàng hãm hại, Mai Bạch về nhà đưa tin, không ngờ “Nửa đường Bạch cũng suối vàng chơi xa”. Hai con người
trung thực “ra đi” liền nhau, đúng là: “họa vô đơn chí”:
“Lời rằng họa chí vô đơn cũng thường”
(Nhị độ mai, câu 472)
Thành ngữ “họa chí vô đơn” trong câu thơ trên không chỉ mang nội dung thông tin: tai vạ đến không bao giờ đến một lần, mà đến dồn dập, còn cho thấy thái độ xót thương của người kể chuyện trước cảnh.
Ở câu 1339, “Nhị độ mai”, tác giả đặt nhân vật vào một hoàn cảnh éo le: “ngẩn ngơ đất khách, gập ghềnh quê xa”. Trong hoàn cảnh đó, tài năng của Xuân Sinh được khẳng định nhưng không bằng giọng của người kể chuyện, mà qua lời của nhân vật khác – Phùng Lạc Thiên, sau khi Thiên chứng kiến Xuân Sinh ứng tác thi phú: “Ông rằng: nhục nhỡn nan tri”. Trong câu thơ đó có lòng trân trọng và cả sự giật mình của Lạc Thiên trước tài năng của Xuân Sinh – con người dù lâm vào hoạn nạn mà vẫn tỏa sáng văn tài.
Trong Nhị độ mai có 2 câu thơ khá đặc biệt: “Giữa trời vũ giá vân đằng đem đi” (câu 1250), “Đằng vân giá vũ cũng ghê” (câu 2671). Cả hai
đều dùng một thành ngữ gốc Hán: “Đằng vân giá vũ” để nói về 2 con người ở hai thời đại khác nhau: Chiêu Quân, Hạnh Nguyên. Thành ngữ “Đằng vân giá
vũ” trong 2 trường hợp này tạo nên một chi tiết kì ảo: có một sức mạnh siêu
nhiên đến cứu sống những người con gái trung liệt. Hạnh Nguyên trên đường cống Hồ gieo mình xuống đầm sâu tự trầm, nàng không chết nhờ cơn gió đưa về vườn nhà Quan ngự sử Châu Bá Phú. Thuở xưa, đời Hán, nàng Chiêu Quân vì nước cũng phải cống Hồ, trong câu chuyện kể lại của gia đình “Mai phú”
“Trần gia” nàng được “thần” giúp đỡ đưa về quê hương Trung Hoa. Hạnh
Nguyên và Chiêu Quân đều là những cô gái đẹp, có tấm lòng trong trắng nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Họ đáng được ngợi ca như những con người có phẩm chất cao quý nhất trên đời. Thành ngữ “đằng vân giá vũ” với 2 chi tiết kì ảo đã thực hiện quan điểm đó của tác giả Nhị độ mai.
Nhìn chung, các thành ngữ gốc Hán trong các truyện thơ Nôm bình dân thể hiện khá rõ nội dung tư tưởng của tác phẩm, trọng tâm là sự ngợi ca,
khẳng định những giá trị cao đẹp trong cuộc sống: những con người tài năng, có phẩm chất và đạo đức cao cả. Tác giả gửi vào họ, những Mai Lương Ngọc, Mai Bá Cao, Hạnh Nguyên, Trần Đông Sơ, Xuân Sinh, Tống Trân, Cúc Hoa, Hoàng Trừu, Bạch Viên, Tôn Khác,… tất cả tâm huyết cùng ước mơ công lý, công bằng, hạnh phúc, tình thương yêu trong xã hội. Điều đáng quý ở các truyện thơ Nôm bình dân là tác giả đã biết dùng hình thức làm tiếng nói cho những ý tưởng nhân đạo của mình, trong đó có nghệ thuật sử dụng thành ngữ gốc Hán.