Khái lược về chữ nôm cổ trong truyện thơ Nôm bình dân

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 40 - 46)

Nôm bình dân

Xác định chữ Nôm cổ trong các truyện thơ Nôm bình dân hết sức khó khăn, bởi đó là công việc đụng đến hầu như tất cả các vấn đề của lịch sử Tiếng Việt. Thứ nữa, chữ Nôm ra đời khá sớm nhưng chưa bao giờ được chuẩn hóa, dẫn đến tình trạng một chữ có khi tồn tại nhiều cách đọc. Mặt khác, hầu hết các truyện thơ Nôm bình dân do được lưu truyền trong dân gian nên có nhiều dị bản, hệ quả tất yếu của tình trạng dị bản chính là sự khác nhau ở một số chữ, một số câu, có khi một số đoạn về dạng tự cũng như âm đọc. Vì vậy, để có kết luận khoa học nhất về các chữ Nôm cổ trong truyện thơ Nôm bình dân, người nghiên cứu bắt buộc phải khảo đính văn bản, chọn ra một văn bản đáng tin cậy nhất, từ đó nghiên cứu ‘mối quan hệ tay ba: hình – âm – nghĩa, trong đó lấy phần ngữ âm làm chính”

Do sự hạn chế về điều kiện và năng lực nghiên cứu, tại đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra 2 vấn đề:

Thứ nhất, về quan niệm chữ Nôm cổ cũng như văn bản dùng để khảo sát. Theo tác giả Nguyễn Ngọc San, trong cuốn “Lý thuyết chữ nôm và văn Nôm”, “khái niệm về chữ Nôm phải căn cứ vào cái cốt ngữ âm cổ làm lõi cho

tự dạng ấy” [27 - 327]. Đây là một quan niệm hợp lý vì trong tiến trình vận

“trống”

Những chữ như vậy chỉ cần căn cứ vào tự dạng là xác định được chữ nào là chữ cổ hơn. Nhưng, có nhiều chữ không hề biến đổi về tự dạng, như: tay, chân, cổ,…Những chữ thuộc loại này chỉ có thể căn cứ vào âm đọc để xác định tính chất “cổ” của nó.

Tuy nhiên, tìm ra các kiểu âm đọc của chữ Nôm là công việc chuyên sâu của các nhà ngôn ngữ học. Từ góc độ văn học, có một vấn đề quan trọng đặt ra là: tìm lại nghĩa và chú giải cho những chữ Nôm người hiện đại cảm thấy khó hiểu như: Vân mòng, min, dộng, ghín, cưu, chếch mếch,… Đó là những chữ hiện nay không còn tồn tại trong tiếng Việt hoặc nếu còn cũng không thể đứng độc lập để tạo nghĩa, ví dụ: Chiền, chước, chầy,… Chúng tôi tạm coi những chữ như trên là một bộ phận chữ Nôm cổ. Thống kê trong 4 tác phẩm Nôm, chúng ta sẽ thấy có nhiều chữ tương tự, trong đó có những chữ xuất hiện tới 8 lần trong 1 truyện (ví dụ: chữ “Min” trong Nhị độ mai).

Tài liệu để chúng tôi thống kê là 2 cuốn sách: tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14A (do Lê Văn Quán chủ biên) và Nhị độ mai (do Nguyễn Thạnh Giang khảo đính, giới thiệu, chú giải). Hai cuốn sách này đã khảo đính, chú giải khá công phu các chữ Nôm cổ có trong các truyện thơ Nôm bình dân. Song, do khuôn khổ cuốn sách, một số từ như: bàn hoàn, đãi đằng, bầu (nhà), chước,…chưa được người biên khảo chú thích đầy đủ. Những trường hợp này và các chữ Nôm cổ khác trong 4 truyện: Lâm tuyền kì ngộ, Hoàng Trừu, Tống Trân – Cúc Hoa, Nhị Độ Mai, chúng tôi đã tham khảo thêm một số tài liệu khác và tiến hành chú giải đầy đủ nhằm tạo thuận lợi cho người đọc khi tiếp cận tác truyện thơ Nôm vừa nêu. Dưới đây là Bảng thống kê có chú giải ý nghĩa của từ:

Thứ hai, tất cả các từ trên đều là từ Hán - Việt Việt hóa và tiền Hán Việt. Đây là 2 lớp từ đã ăn sâu vào đời sống của người bình dân Việt Nam. Chúng gần như xa lạ với lớp từ Hán Việt thường dùng để chỉ ra những khái niệm trừu tượng, những thứ đài các. Trong 42 từ mà chúng tôi thống kê được, có những từ hiện nay được dùng với tư cách 1 thành tố đã mất nghĩa trong từ ghép như: Chiền – chùa chiền, chước – mưu chước hoặc có từ mang nghĩa gốc là 1 đại từ: min (tôi – tao), tính từ: ghín (cẩn thận), danh từ: nghì (nghĩa), động từ: dong (bốc lên, vểnh lên, cuốn cao lên),… nhưng điểm chung về mặt phong cách học giữa chúng là tạo ra sắc thái dân dã, mộc mạc như lời ăn tiếng nói của người bình dân. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi đặt bên cạnh nhau 2 hệ thống từ vựng sau trong tác phẩm “Lâm tuyền kỳ ngộ”:

Chiền – thiền Chung – Già lam Ghín – Lạc thiện

Uẩy – Thiền trai Chếch mếch – Thạch tuyền No – Phật đài Mảng – tăng viên

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w