Chữ Nôm cổ góp phần phác hoạ không gian sống và tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 55 - 57)

sống và tâm lý nhân vật

Bốn mươi mốt chữ Nôm cổ mà chúng tôi thống kê được ở trên, từ góc độ văn học, có thể phân thành hai loại: những từ thuộc về ngôn ngữ người kể chuyện và những từ nằm trong ngôn ngữ nhân vật.

Những từ thuộc loại thứ nhất có khả năng phác hoạ không gian sống, hoạt động của nhân vật đậm đà sắc thái cổ kính, ví dụ các chữ: tăng, chiền, thoi loi, lộ đồ:

“Hoa cỏ đưa tăng tới cửa chiền”

(LTKN, bài 3)

“Vòng thành chất ngất, toà đền thoi loi”

(NĐM, 998)

(HT, 458)

Các từ thuộc loại thứ hai, ví dụ: “chước” thể hiện sự tính toán của nhân vật:

“Tiểu thư lập chước thưa sau giãi bày”

(NĐM, 736)

Từ bấy chầy, min, dông có sắc thái suồng sã như lời nói trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ đó cho thấy tâm lí giao tiếp của nhân vật, chẳng hạn, lời nhân vật lái hương (người buôn bán) trong Tống Trân – Cúc Hoa:

“Của tôi buôn bán bấy chầy”

(câu 583)

Còn đây là lời Hoàng Trừu nói với mụ hầu:

“Min còn thiếu kẻ nâng khăn”

(câu 249)

Nếu đặt các chữ Nôm đã dẫn ở trên trong bối cảnh cùng thời với các nhân vật trong Truyện thơ Nôm thì có thể, nó không còn tính “cổ” nữa. Do vậy, khi nghiên cứu những chữ Nôm dạng này, chúng tôi đã nhìn nhận chúng theo cảm quan và lí tính của người hiện đại. Góp phần phác hoạ không gian sống và tâm lý nhân vật là đặc điểm đầu tiên, dễ nhận thấy ở các chữ Nôm cổ trong các Truyện thơ Nôm bình dân. Nó mang đến âm hưởng cổ kính, tạo sự “gián cách” về thời gian cũng như không gian đối với người đọc, góp phần làm nên âm hưởng chung cho toàn bộ câu chuyện. Đây là giá trị quan trọng xét từ góc độ phong cách học của các chữ Nôm cổ.

Một yếu tố ngôn ngữ khi đứng độc lập có thể mang nghĩa hoặc không. Sự khác biệt rõ nhất giữa hoạt động sáng tạo ngôn từ với các hoạt động sử dụng ngôn ngữ trong lời nói hàng ngày chính là khả năng tạo nghĩa. Tác giả truyện thơ Nôm bình dân đã tạo ra một lượng nghĩa rất đáng kể từ chất liệu ngôn ngữ bình dân nhờ khả năng khai thác sự linh hoạt trong cấu trúc của các chất liệu đó. Hai kết quả đem lại từ sự vận dụng ngôn ngữ bình dân của tác giả truyện thơ Nôm là: tăng cường khả năng liên kết, ngữ điệu, sự tinh tế cho hình

thức câu thơ Nôm, và thể hiện nội dung của tác phẩm. Hình thức câu thơ Nôm là nơi bộc lộ đậm nét tinh thần sáng tạo của cha ông ta trong tiến trình phát triển thể loại văn học thời trung đại, đến truyện thơ Nôm bình dân, tinh thần đó được tiếp nối. Nhờ vận dụng ngôn ngữ bình dân, tác giả truyện thơ Nôm cũng đã chứng minh cho khả năng miêu tả, phác họa không gian sống và sự biểu hiện những suy tư thế sự sâu sắc của bộ phận ngôn ngữ trước nay hầu như chỉ được biết đến trong ca dao, dân ca cũng như các sáng tác dân gian.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 55 - 57)