Từ láy âm và việc thể hiện nội dung miêu tả

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 53 - 54)

Nhờ từ láy âm, tác giả truyện thơ Nôm đã dựng lên được những bức tranh thiên nhiên sinh động, qua đó, thể hiện thái độ của người kể chuyện và nội tâm nhân vật.

“Hồ sen thanh vắng cỏ cây

Nước trong leo lẻo đông tây vắng người” (Hoàng Trừu, 1033 – 1034)

Giá trị của từ “leo lẻo” trong câu thơ trên là thông qua miêu tả cảnh hồ nước đẹp đẽ để cho thấy tâm trạng ham vui của “vú trẻ” (tức công chúa Nam Việt lúc làm người hầu hạ trong nhà chúa Huy), “con thơ” (đứa bé con chúa Huy mà vú trẻ có trách nhiệm trông nom).

Khung cảnh núi non trên đường Hạnh Nguyên đi cống Hồ được miêu tả hết sức sinh động nhờ các từ “mờ mịt”, “chon von”, “cheo leo”, “ngổn

ngang”. Đó vừa là bức tranh ngoại cảnh vừa là bức tranh tâm cảnh: “Hỏi tên là Lạc Nhạn đài

Trùm mây mờ mịt ngất trời chon von

Cheo leo sườn núi trông ngang

Khe kia suối nọ ngổn ngang mấy trùng”

(Nhị độ mai, câu 1187 – 1188 – 1209 – 1210)

Những đoạn thơ như trên không hiếm gặp trong Nhị độ mai, chẳng hạn, đoạn miêu tả quân binh khi nhân vật Giang Khôi bị giải về nha môn:

“Viên môn vẽ hổ trước bình

Giáo thăm thẳm đóng, quân sình sình hơi”

(1594 – 1595)

Các câu: 2675, 2676, 2677 miêu tả cảnh triều đình trong một buổi chầu sau khi dẹp xong bọn Lư Kỷ - Hoàng Tung với một thái độ ngưỡng vọng:

“Hôm sau vừa rạng mồng ba

Có khi, chỉ bằng một câu với sự góp công của từ láy âm, tác giả đã lột tả được bản chất nhân vật:

“Tung nghe ra giọng đâm hông

Mặt ngăn ngắt tím, mắt sòng sọc trông”

(385 – 386)

Trong thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt, khi nói “mặt tím” hay “mặt tái nhợt” sẽ có nội hàm nghĩa kèm theo là: bị bẽ mặt khi cái xấu bị vạch ra, không bình thường về sức khoẻ; khi nói: “mắt trắng dã” hay “mắt nhìn chằm chằm”, người nghe sẽ hiểu đó là sự đánh giá không tốt về đối tượng miêu tả. Tác giả Nhị độ mai cũng dùng từ theo truyền thống đó, đồng thời biết cách lợi dụng trọng âm của từ láy đôi để tăng cường độ nhấn và bộc lộ thái độ đánh giá. Trọng âm của “ngăn ngắt” và “sòng sọc” đều nằm ở hai âm phía sau. Các chữ “ngắt” và “sọc” cùng là âm trắc, lại phối hợp với các âm có cùng âm vực ở phía trước (âm vực cao: ngăn; âm vực thấp: sòng) nhờ đó, mức độ sắc thái và âm hưởng của từ được nâng cao hơn rõ rệt so với các từ gần nghĩa như: tím, tim tím, chằm chằm, lăm lăm,... Hơn nữa, khi đứng trước các thực từ mà nó tham gia bổ trợ nghĩa (tính từ “tím”, động từ “trông”),

“ngăn ngắt”, “sòng sọc” đã làm cho đối tượng miêu tả (khuôn mắt và đôi

mắt kẻ gian thần) được khắc sâu với những nét rất đặc trưng. Vì vậy, các từ láy âm: “ngăn ngắt”, “sòng sọc” đã giúp tác giả “chộp” được thái độ của Hoàng Tung trong một khoảnh khắc khi Mai Bá Cao dũng cảm vạch mặt y, qua đó người đọc thấy được lòng hãi sợ của một kẻ chuyên gây điều ác.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w