học trong Truyện thơ Nôm bình dân.
3.2.1. Nghệ thuật dụng điển trong truyện thơNôm bình dân Nôm bình dân
“Điển là một khái niệm rộng bao gồm: điển tích, điển cổ được sử dụng trong tác phẩm văn học dưới hình thức một chữ, một ngữ hay một câu, được nhà văn, nhà thơ rút gọn từ những chuyện xưa, tích cữ, câu thơ, câu văn ở trong kinh, sách đời trước” [37 - 34].
Sử dụng điển có thể coi là một biện pháp nghệ thuật để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trong sáng tác văn học, sử dụng điển thành công sẽ tạo được tính hàm xúc rất cao cho câu thơ , câu văn. Bằng một câu, một ngữ có khí một từ, nhà văn đã có thể nói lên được một nội dung thế sự lớn lao. Về mặt cấu trúc, điển còn có giá trị làm cho câu thơ, câu văn cân xứng, hài
hòa. Điển giúp cho tác giả xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tình ước lệ, tượng trưng và sinh động.
Trong quan niệm truyền thống, sử dụng điển giúp tác giả tránh được bệnh quê mùa, thô phác, thể hiện sự uyên bác và tài năng nghệ thuật của bản thân.
Dùng điển là một đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. Cội nguồn của nó là tâm lý sùng cổ, trọng cổ của người xưa và lối học từ chương gắn liền với kinh sử, tử, tập ở thời trung đại.
Những điển tích, điển cổ được sử dụng trong các sáng tác thời trung đại đa phần đều lầy từ kinh, sách Trung Quốc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thể loại và ý thức về ngôn ngữ dân tộc, các tác giả thời trung đại, trong đó có tác giả thơ Nôm bình dân đã tìm cách “Việt hóa” các điển có nguồn gốc Trung Hoa bên cạnh việc sử dụng cả những điển có trong sách vở xưa, trong các câu chuyện được lưu truyền của dân tộc.
Số lần sử dụng điển trong các truyện thơ Nôm được khảo sát như sau:
Số lần dùng điển Số lần dùng điển/tổng số câu
LTKN HT TT-CH NĐM LTKN HT TT-CH NĐM 23 12 22 85 1/2,33 1 /61 1 /81 1 /31,17
Các điển trong những tác phẩm kể trên đều lấy trong kinh, sử Trung Quốc bao gồm: Kinh thi, Liệt truyện, Đường thi, các truyện lưu truyền.
Tuy lấy trong sách vở Trung Hoa nhưng tác giả truyện thơ Nôm bình dân đã Việt hóa khá nhiều điển khiến công chúng gần gũi với người bình dân. Trong 23 điển của Lâm truyền kỳ ngộ, tác giả Việt hóa 14 điển, 9 điển còn lại được giữ nguyên vẹn (về cấu trúc Hán văn, có khi giữ lại hoàn toàn nếu là 1 câu nói) chiếm 80,86 %. Trong truyện Hoàng Trừu, Tống Trân – Cúc Hoa,
Nhị độ mai, số điển tích, điển cổ được Việt hóa trong tổng số điển được sử dụng lần lượt là: 5/12, chiếm 41,66% ; 16/24, chiếm 66,66% ; 50/85, chiếm 58,82%. Như vậy, trên 40% điển tích trong truyện thơ Nôm bình dân được Việt hóa. Điều này chứng tỏ ý thức và khả năng của tác giả truyện thơ Nôm khi tiếp xúc với ngữ liệu ngoại lai trong quá trình sáng tạo của mình.
Những điển được tác giả giữ nguyên không có cải biên gì hầu hết là những tích truyện về các nhân vật đã được sách vở Trung Hoa ghi rõ, chẳng hạn: Lã hậu, Hán hoàng (Tống Trân – Cúc Hoa), Lưu lang, Châu Trần (Hoàng Trừu):
“Kìa như Lã Hậu đồn rằng
Hán Hoàng mới thác đã lòng riêng Tây”
(Câu 1213 - 1214)
“Lưu lang còn được bèn vời”
(Câu 267)
“Dạo tìm đôi chữ Châu Trần xa xôi”
(Câu 404)
hoặc những điển không thể dịch hay hơn Hán văn được, Ví dụ: Cát đằng, Tao khang, Chương Đài... Những điển này tuy tác giả giữ nguyên nhưng người đọc cũng không gặp khó khăn khi tiếp cận vì nó đã quá phổ biến. Phần lớn những điển được tác giả Việt hóa theo 2 cách: biến cấu trúc Hán văn của điển thành cấu trúc tiếng Việt và mượn ý của điển, sau đó diễn đạt theo một hình thức ngôn ngữ khác.
Những điển được dùng theo cách biến đổi cấu trúc như: “bẻ quế” dịch từ chữ “chiết quế”, thơ Bạch Cư Dị: “Chiết quế danh tàm Khích. Thu huỳnh
chí mộ xa” (Bẻ quế danh thẹn với học Khích. Nhặt huỳnh chí mộ họ Xa (Xa
Dậu). “Sàng đông” dịch từ chữ “Đông sàng” (Phía giường đông), chỉ người rể quý. “Chỉ hồng” dịch từ câu “xích thằng hệ túc” (dây đỏ buộc chân) một điển lấy từ sách “Tục u quái lục” kể chuyện Vi Cố đi chơi đêm trăng gặp
“Ông tơ” để chỉ chuyện xe duyên vợ chồng. “Núi băng” dịch từ câu: “Quân
bốc ỷ dương hữu tướng như Thái Sơn, Ngô dĩ di băng sơn nhĩ, nhược hiệu nhật ký xuất, quân bởi đắc vô thất sở nhị hồ”? (Bọn các anh dựa vào họ
Dương, tưởng ông ta vững như núi Thái Sơn, còn tôi thì chỉ cho ông ta như tảng núi băng thôi, ban ngày mặt trời mọc núi băng sẽ tan, khi ấy bọn các anh không mất chỗ dựa được sao?), trong sách “Thông giám”, ý nói quyền thế tưởng to nhưng không bền, không nương tựa vào lâu được. “Lông phượng gót
lân” chỉ người con gái tài giỏi, nối được chí ông cha, dịch từ câu nói của
Hoàn Công trả lời Vương Kính Luân trong “Thế thuyết”: “Đại nô cố tự hữu phương man” (Con gái của ngài vốn tự có lông phượng,v.v)
Những điển được dùng theo cách thứ 2 cũng khá phổ biến trong truyện thơ Nôm bình dân. Chúng tôi cho rằng đây là bước Việt hóa cao nhất trong việc tiếp thu các điển tích, điển cổ từ Trung Hoa. Những câu thơ có dùng các điển loại này, thường nội dung của điển đã nằm ngay trên bề mặt câu chữ, vì thế nó không “kén” độc giả. Có thế lấy một số ví dụ: chữ “Thơ đào”trong câu “Thơ đào gợi chữ vu quy” (Nhị độ mai 2721), lấy ý thơ “Đào yêu” trong
Kinh Thi: “Đào chi yêu yêu, kỳ diệp trăn trăn, Chi tử vu quy, nghi kỳ gia
nhân” (Cây đào mơn mởn xanh non, lá nó rậm rạp. Cô con gái kia về nhà
chồng, hòa thuận với tất cả mọi người trong gia đình). Câu:
“Hiếm hoi mới được mộng xà Vân Tiên một gái mặt hoa khuynh thành
(Nhị độ mai 1631 - 1632) lấy ý từ 2 tích của Trung Quốc, một trong Kinh Thi, nhắc tới chuyện mơ thấy rắn - điềm sinh con gái: “Cát mộng duy hà? Duy hùng, duy bi nam tử
chi tường” (Xem chiêm bao lành dữ thế nào? Chiêm bao thấy gấu và rắn.
Quan đoán mộng trả lời: chiêm bao thấy gấu là điềm sinh con trai, chiem bao thấy rắn là điềm sinh con gái), thứ hai, bài ca của Lý Diên Niên: “Bắc phương
hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc lập. Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc. Ninh bất trị khuynh thành dữ khuynh quốc. Giai nhân non
tái đắc” (Phương Bắc có người con gái đẹp, đẹp vô song mà còn ở một mình.
Người con gái đó ngoảnh lại nhìn một cái làm xiêu thành người. Ngoảnh lại nhìn cái nữa làm nghiêng nước người. Thà không biết việc nghiêng thành và nghiêng nước vì người đẹp khó gặp lại được).
Lịch sử tiếp xúc, giao lưu lâu đời với văn hóa Hán đã giúp cho văn hóa Việt Nam có điều kiện tiếp thu những tinh hoa từ nền văn hóa lớn của nhân loại. Qua đó khẳng định sức mạnh nội sinh của mình. Xét trên phương diện ngôn ngữ, nhiều từ Hán đã được tiếp biến đến mức ít người có ý thức đó là từ có nguồn gốc ngoại lai. Điều tương tư cũng xảy ra đối với việc tiếp nhận các điển trong truyện thơ Nôm bình dân, chẳng hạn các từ “Loan, phượng, rồng,
mây...” ít ai để ý đến gốc gác của chúng. Và chắc hẳn khi viết những câu thơ “Chồng về phượng chạ loan chung”
(TT- CH câu 997)
“Chồng loan vợ phượng đuốc hoa động phòng”
(Câu 1312).
“Cầu chàng gặp hội rồng mây”
(Câu 1095)
Tác giả cũng không có ý thức mình đang dùng điển bởi đó là những biểu tượng quá quen thuộc với người Việt.
Tóm lại, dùng điển là việc khá phổ biến trong các truyện thơ Nôm bình dân tuy mật độ không dày. Hầu hết các điển được tác giả lựa chọn sử dụng đều không quá xa lạ với người đọc, trong đó có những điển gần gũi, quen thuộc ngay cả với lớp độc giả dân chúng. Bằng những cách khác nhau, tác giả truyện thơ Nôm bình dân đã nỗ lực Việt hóa điển tích, điển cố Hán trong các sáng tác của mình như một minh chứng theo ý thức dân tộc trong hoạt động sáng tạo ngôn từ.