Thành ngữ gốc Hán với việc tạo vần, nhịp và xây dựng cấu trúc câu thơ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 73 - 75)

206 thành ngữ gốc Hán, trung bình 26,3 câu lại có 1 thành ngữ gốc Hán Trong khi đó, 5782 câu trong truyện thơ Nôm bình dân, nhiều gấp 1,06 lần số

3.3.1.2. Thành ngữ gốc Hán với việc tạo vần, nhịp và xây dựng cấu trúc câu thơ

trúc câu thơ

Cũng như thành ngữ và từ láy âm tiếng Việt, thành ngữ gốc Hán góp phần đắc lực vào việc tạo vần, nhịp và cấu trúc câu thơ Nôm. Tuy nhiên, do chỉ có 8 thành ngữ với 9 lượt sử dụng trong gần 6 ngàn câu thơ, nên nhìn chung, ấn tượng về vai trò của thành ngữ gốc Hán đối với các yếu tố thuộc hệ thống hình thức truyện thơ Nôm không rõ nét bằng từ láy âm và thành ngữ tiếng Việt.

Có 7 lượt thành ngữ giữ vai trò tạo nhịp 4 cho câu thơ, 3 lượt thành ngữ có vai trò tạo vần, 1 lượt thành ngữ có giá trị tạo cấu trúc tiểu đối cho câu bát, trong 11 lượt đó, có 2 thành ngữ vừa có tác dụng tạo nhịp vừa có tác dụng tạo vần là: “Vũ giá đằng vân”, “Thanh ứng khí cầu”, cụ thể như sau:

Những thành ngữ có giá trị tạo nhịp 4:

+ “Ngựa Hồ chim Việt” trong câu “Ngựa Hồ chim Việt/luống đau

phiền”

+ “Vũ giá vân đằng” trong câu: “Giữa trời/ vũ giá vân đằng/ đem đi” + “Thanh ứng khí cầu”, trong câu: “Than rằng/ “thanh ứng khí cầu” + “Họa chí vô đơn”, trong câu: “Lời rằng/ họa chí vô đơn/ cũng

thường”

+ “Nhục nhỡn nan tri” trong câu: “Ông rằng/ nhục nhỡn nan tri” + “Đằng vân giá vũ”, trong câu: “Đằng vân giá vũ/ cũng ghê”

+ “Đồng tịch đồng sàng” trong câu: “Vợ chồng/ đồng tịch đồng sàng” - Những thành ngữ có tác dụng tạo vần

+ “Giai lão bách niên”, gieo vần, “iên” với câu bát trên và câu bát dưới:

“Áo này từ thuở làm dâu Bộ ba áo ấy xưa sau ven tuyền

Ngỡ là giai lão bách niên

(Tống Trân – Cúc Hoa, câu 1081-1084)

+ “Thanh ứng khí cầu”, gieo vần “âu” với câu bát trên và câu bát dưới: “Như khêu tấm dạ trung nghì

Dạy đem nghiên bút thư đề mấy câu Than rằng: Thanh ứng khí cầu Người kim cổ bụng trước sau một đường”

(Nhị Độ Mai, câu 251-254) + “Vũ giá vân đằng”, gieo vần theo nguyên tắc phối hợp các nguyên âm cùng dòng.

“Ào ào tiếng gió lay rừng Giữa trời vũ giá vân đằng đem đi”

(NĐM, câu 1249-1250)

“ă” cùng dòng giữa (trung hòa) với “ư” nên “rừng” có thể hiệp vần với “đằng” (tuy không thật chỉnh).

- Thành ngữ có giá trị tạo kết cấu đối xứng cho câu thơ: “mãn nguyệt thai sanh”, trong câu:

“Thoi đưa thấm thoắt chẳng lâu Tới kỳ mãn nguyệt/gặp đầu thai sinh”

( Tống Trân- Cúc Hoa, câu 15-16)

Nhờ tách + dịch thành ngữ: Mãn nguyệt khai hoa ( đến tháng sinh nở), tác giả Tống Trân – Cúc Hoa đã tạo ra một tiểu đối rất chỉnh ở câu bát về thanh cũng như về từ vựng, đặc biệt, “mãn nguyệt” (âm Hán Việt) đối với “thai sinh” (âm Việt) không chỉ có ý nghĩa thanh, luật, mà còn cho thấy khả năng Việt hóa khá uyển chuyển, tinh tế của tác giả thơ Nôm.

Khi đưa thành ngữ Hán vào môi trường văn Nôm với thể thơ dân tộc, các tác giả truyện thơ Nôm đã thể hiện tinh thần sáng tạo, tiếp biến đáng khen ngợi, song vẫn chưa thể hoàn toàn xóa bỏ ranh giới giữa Hán và Nôm về các mặt ngữ âm và cấu trúc ngữ pháp, thậm chí, khi thành ngữ Hán tách riêng ra để tạo thành nhịp 4 (như “Vũ giá vân đằng”, “Thanh ứng khí cầu”, và cả thành

ngữ “Ngựa hồ chim Việt” đã được dịch lấy ý) ta vẫn thấy có “đường gianh” không vượt qua được do 2 loại ngôn ngữ có nhiều điểm khác nhau, vì vậy, câu lục bát vẫn cứng nhắc, thiếu uyển chuyển. Nhưng, nếu nhìn rộng ra văn Nôm thời trung đại, chúng ta sẽ thấy đây là hạn chế chung chứ không riêng gì truyện thơ Nôm bình dân.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bình dân trung đại Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w