cho câu thơ
“Nhịp điệu là xương sống của thơ. Thơ có thể bỏ vần, bỏ quan hệ đều đặn về số chữ (…) không thấy có thể thơ nào có thể vứt bỏ nhịp điệu” [20 – 213, 214). Lí do căn bản khiến thơ không thể không có nhịp điệu là bởi nhịp điệu là yếu tố quan trọng nhất tạo nên nhạc tính, từ đó hình thành chất thơ – điều căn bản để phân biệt thơ với các thể loại “phi thơ”.
Nhịp điệu truyền thống của thơ Đường luật là nhịp chẵn/lẻ. Thơ lục bát Việt Nam, theo Phan Ngọc, lấy “nhịp đôi” làm “nhịp căn bản”, “nhịp này thể
hiện thành quan hệ 2 – 2 – 2 trong câu lục và quan hệ 2 – 2 – 2 - 2 trong câu bát. Nhịp này được duy trì trong mọi câu để tạo nên cái nền của thể loại. Nhưng trên cái nền ấy, căn cứ vào sự kết hợp của những nhóm từ để đem đến một sự thống nhất về thông báo, tức là về nội dung ngữ nghĩa lại có những nhịp khác chồng lên để phá vỡ cái vẻ đơn điệu của câu thơ” [20 - 214]. Thi liệu dân gian, các từ cổ và các từ láy âm góp phần tạo nên cả nhịp cơ bản lẫn các nhịp biến cách cho các truyện thơ Nôm lục bát.
Tuyệt đại đa số các thành ngữ, tục ngữ trong truyện thơ Nôm bình dân có cấu tạo 4 chữ cân xứng (trừ bài ca dao trong Lân tuyền kì ngộ, Nhị độ mai và hai thành ngữ trong Tống Trân – Cúc Hoa, Nhị độ mai). Tác giả truyện thơ Nôm bình dân đã tận dụng triệt để cấu trúc cân xứng của thành ngữ, tục ngữ vào việc tạo nhịp cho câu thơ lục bát. Nhìn chung, có hai hướng vận dụng ngôn liệu dân gian để tạo nhịp, đó là:
Thứ nhất, giữ nguyên cấu tạo 4 chữ của thành ngữ - tục ngữ để tạo nhịp 4, ví dụ:
“Sửa túi nâng khăn/ghín một lòng”
(Lâm tuyền kì ngộ, bài 62)
“Âm thầ /liệu bảy lo ba”
(Hoàng Trừu, 449)
“Vinh quy bái tổ/tên chàng Tống Trân”
(Tống Trân – Cúc Hoa, 334)
“Ông rằng: nhục nhớn nan tri”
(Nhị độ mai, 1339)
Lối tạo nhịp này gắn liền với việc đưa ngôn liệu lên đầu hoặc ra cuối câu thơ. Đây là một thao tác hoàn toàn có dụng công của tác giả. 4/5 lượt thành ngữ trong Lâm tuyền kì ngộ được dùng để tạo nhịp 4/3; 15 lượt thành ngữ trong Hoàng Trừu được dùng để tạo nhịp 2/4, 3 lần dùng tạo nhịp 4/2; 6
lần thành ngữ trong Tống Trân – Cúc Hoa tạo nhịp 2/4; 5 lần tạo nhịp 4/2; 19
Lối thứ 2, đưa thi liệu dân gian vào chính giữa câu thơ. Theo đó, nhịp thơ được tạo lập nhờ sự “cắt xẻ” thành ngữ về mặt âm đọc. Hướng này tạo ra 2 loại nhịp: nhịp 4/4 (chiếm số lượng chủ yếu) và nhịp 2/2/2 (nhịp cơ bản của thể thơ lục bát, chỉ xuất hiện 2 lần trong Nhị độ mai, các câu: 1284, 1482; và một lần ở truyện Hoàng Trừu, câu 459), cụ thể: nhịp 4/4:
“Băn khoăn kén cá/phàn nàn chọn canh”
(Nhị độ mai, 1480) Nhịp 2/2/2: “Trứng rồng/lại nở /ra rồng” (Hoàng Trừu, 459)
Về vai trò của từ láy âm, điều đáng quan tâm nhất vẫn là khả năng tăng cường ngữ điệu cho nhịp thơ. Từ láy âm làm cho nhịp thơ giàu âm sắc khi chúng ở vào ranh giới phân định nhịp điệu:
“Bất thình lình/ bỗng/trong bàn mất vui”
(Nhị độ mai, 395)
“Mấy bước vẩn vơ/chồn gối ngọc Hai hàng thánh thót/ đâm khăn là”
(Lâm tuyền kì ngộ, bài 84)
Các từ láy âm như trên hoàn toàn dựa vào qui luật âm vực trong tiếng Việt để mang lại âm sắc cho nhịp thơ. Trong tiếng việt, các thanh: “sắc”, “hỏi”, “không” là những thanh thuộc âm vực cao; các thanh còn lại: huyền, ngã, nặng là những thanh thuộc âm vực thấp. Theo đó, các từ mang thanh nào sẽ thuộc âm vực của thanh đó, trường hợp một từ mang hai thanh khác âm vực như: bảnh chọe, mắt mũi, tùm lum,…sẽ mang sắc thái trung hòa (song, rất ít từ láy âm thuộc dạng này). Trở lại với các từ láy âm ở hai ví dụ trên ta thấy, từ “thình lình” có tác dụng làm giảm âm vực, tăng cường “tính trầm” cho câu thơ, trong khi đó, “vẩn vơ” và “thánh thót” lại làm cho âm hưởng của câu thơ dâng cao ở cuối nhịp 4.
Ở các liên hoàn từ láy, qui luật âm vực còn được lợi dụng một cách sâu sắc hơn nữa làm cho mỗi nhịp thơ như những nốt nhạc lên xuống trầm bổng:
“Thẹn thùng/lững thững/chân dời”
(Nhị độ mai, 1493)
“Nghe lời mẹ nói/âu sầu/xót xa”
(Tống Trân – Cúc Hoa, 1172)
“Giữ gìn/tắm táp/bế bồng/tương liên”
(Hoàng Trừu, 1026)
Dựa vào qui luật ngữ âm tiếng Việt có thể khái quát hóa âm vực nhịp thơ của các câu thơ trên (theo thứ tự) như sau:
Trung hòa – thấp – trung hòa âm vực câu thơ ở sắc thái trung tính, có giá trị trong việc thể hiện các vấn đề nội tâm.
Trung hòa – thấp – cao âm vực thơ đi lên đột ngột ở nhịp cuối, phá vỡ thế cân bằng, thể hiện cảm xúc đột biến trong tình cảm nhân vật trữ tình.
Thấp – cao – trung hòa âm vực thơ từ bất ổn định trở về trạng thái cân bằng, trung tính, có giá trị trong việc miêu tả sự việc theo lối liệt kê.
Nhìn chung, trong truyện thơ Nôm bình dân, sự tác động của ngôn ngữ bình dân tới một số phương diện thuộc hình thức nghệ thuật là khá rõ, từ đó, chúng ta có được những câu thơ hay, giàu sắc thái biểu cảm.