Thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 26)

Sở hữu công nghiệp gắn liền với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó việc mở rộng hợp tác, trao đổi, giao lưu quốc tế giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bảo hộ sở hữu công nghiệp cũng là cầu nối cho việc phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: khoa học, công nghệ, văn hoá, giáo dục, thương mại, v.v. Bảo hộ sở hữu công nghiệp được coi là cầu nối thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

27

Ngoài ra, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, nó tạo điều kiện đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt về chất lượng do được áp dụng những thành quả sáng tạo trong quá trình sản xuất, đúng về nguồn gốc xuất xứ thông qua lựa chọn các dấu hiệu đặc trưng hoặc chỉ dẫn về nguồn gốc.

Kết luận Chương 1:

Tóm lại, các thành quả sáng tạo trí tuệ luôn luôn là những sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với mọi thời đại và hình thái kinh tế - xã hội. Nó góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội nói chung. Mặt khác, thực tế đã chỉ ra rằng cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng nhằm khuyến khích việc sáng tạo ra ngày càng nhiều hơn các sản phẩm mới đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Có thể nói "cơ chế bảo hộ sở hữu công nghiệp đã tồn tại một cách thực sự ở tất cả các quốc gia văn minh như

28

Chương 2. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI 2.1 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mang lại sự độc quyền cho chủ sở hữu của đối tượng được bảo hộ, cho phép chủ thể quyền, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia các hoạt động thương mại quốc tế, kiểm soát được việc sử dụng các đối tượng được bảo hộ tại thị trường nước ngoài. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài sẽ mang đến cho chủ sở hữu quyền một số lợi thế sau:

- Có độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại lãnh thổ quốc gia/khu vực nhận được sự bảo hộ. Chủ sở hữu quyền cũng có thể này có thể chuyển giao hoặc chuyển nhượng các độc quyền này cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng để thu lợi;

- Đảm bảo giá trị pháp lý đối với việc tạo ra giá trị gia tăng từ đối tượng sở hữu công nghiệp;

- Tạo ra lợi thế trong các cuộc thương lượng khi hợp tác với các đối tác hoặc lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ kinh doanh khác;

- Kiểm soát được quá trình xuất khẩu , hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt quyền sở hữu công nghiệp tại thị trường nước ngoài, qua đó tránh được các chi phí cho việc giải quyết tranh chấp liên quan quyền sở hữu công nghiệp.

- Tăng lợi nhuâ ̣n biên bằng cách tiết kiê ̣m chi phí trung gian; và

- Xây dựng mối quan hê ̣ chă ̣t chẽ với khách hàng ở thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký bảo hộ tại nước ngoài, người đăng ký có thể gặp rủi ro khi đối tượng sở hữu công nghiệp đó đã bị người khác đã

29

đăng ký trước với mục đích “chiếm chỗ”. Những người đăng ký nhằm mục đích chiếm chỗ thường là:

- Kiều bào, đặc biệt là một nước có nhiều kiều bào như Việt Nam; - Các tổ chức nước ngoài là đối tác của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;

- Đối thủ cạnh tranh của các chủ sở hữu công nghiệp. Mục đích của việc đăng ký chiếm chỗ thường là:

- Thu lợi từ việc yêu cầu chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp phải mua lại với giá cao;

- Ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá hoặc việc kinh doanh của các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp ở thị trường nước sở tại;

- Lợi dụng uy tín của sản phẩm mang sở hữu công nghiệp đối với bộ phận người tiêu dùng biết đến sản phẩm đó;

- Làm tổn hại đến uy tín của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp thực tế.

Hậu quả của những rủi ro đó có thể là:

- Việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của chủ thể quyền trên trên lãnh thổ nước sở tại có thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật;

- Tốn kém thời gian và nguồn lực cho việc giành lại quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan.

Do vậy, nếu một tổ chức, cá nhân có ý định kinh doanh quốc tế thì phải xem xét việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình ở quốc gia/khu vực liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở đó.

30

2.2 Thời điểm đăng ký bảo hộ

Khi đăng ký bảo hô ̣ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài, thời gian là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, sẽ rất khó xác đi ̣nh được khi nào là thời điểm thích hợp để tiến hành nô ̣p đơn đăng ký . Người nộp đơn có thể cân nhắc các yếu tố dưới đây:

- Thời điểm chủ sở hữu quyền muốn đưa sản phẩm ra thi ̣ trường, kể cả thị trường trong nước và nước ngoài; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lượng đ ối tượng dự định đăng ký và khả năng tài chí nh để đăng ký bảo hô ̣ và duy trì quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài;

- Khả năng ngư ời khác có thể đô ̣c lâ ̣p phát triển , sao chép hoă ̣c bắt chước các đă ̣c điểm của đối tượng đăng ký (ví dụ, kỹ thuật của sáng chế, kiểu dáng hoặc nhãn hiê ̣u).

Đăng ký bảo hô ̣ quy ền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là sáng chế, ở nhiều nước khác nhau có thể rất tốn kém . Do vậy, không nên tiến hành đăng ký quá sớm vì ngư ời nộp đơn sẽ phải trả các chi phí nô ̣p đơn , phí dịch thuật và/hoă ̣c phí duy trì mô ̣t cách không cần thiết khi chưa ti ến hành kinh doanh ở thị trường liên quan.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý để bảo đảm không nô ̣p đơn đăng ký bảo hô ̣ sở hữu trí tuê ̣ quá muô ̣n vì đối với các đ ối tượng sở hữu công nghi ệp mà quyền được xác lập trên cơ sở đăng ký (ví dụ, sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ) thì nguyên tắc quy ền ưu tiên được áp du ̣ng ở hầu hết các quốc gia , theo đó người nô ̣p đơn đầu tiên sẽ nh ận được s ự bảo hộ trong trường hợp có nhiều người cùng đăng ký một đối tượng. Ngoài ra, khi thông tin về đối tượng sở hữu công nghiệp, đặc biệt là đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, đã bị bô ̣c lô ̣ thì khó có th ể nhâ ̣n được sự bảo hô ̣ vì chúng sẽ không còn đáp ứng điều kiê ̣n về tính mới nữa.

31

2.3 Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài

Một trong những đặc điểm nổi bật của quyền sở hữu công nghiệp là tính lãnh thổ. Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào thì chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ nước đó. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, phần lớn các quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi được đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo đó để đạt được sự bảo hộ tại nước ngoài, chủ sở hữu công nghiệp phải tiến hành đăng ký bảo hộ tại nước ngoài.

Để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình ở một hay nhiều nước, chủ thể quyền có thể thực hiện đăng ký trực tiếp với cơ quan sở hữu công nghiệp ở nước sở tại, hay còn gọi là theo con đường quốc gia, hoặc đăng ký theo một nhóm nước tại cơ quan sở hữu công nghiệp khu vực hoặc đăng ký theo thủ tục quốc tế, cụ thể như sau:

2.3.1 Theo đường quốc gia

Người nộp đơn có thể lựa chọn bảo hộ quyền của mình ở từng quốc gia riêng biệt bằng cách tiến hành đăng ký trực tiếp tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp của quốc gia đó. Thông thường, khi tiến hành đăng ký theo đường quốc gia, người nộp đơn phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Đơn phải được làm bằng ngôn ngữ của nước sở tại, thường người nộp đơn sẽ phải chịu chi phí dịch thuật đơn ra ngôn ngữ nước sở tại;

- Phải nộp các khoản phí theo quy định;

- Phải sử dụng dịch vụ đại diện (luật sư) sở hữu công nghiệp để đại diện cho mình trước Cơ quan Sở hữu công ngiệp cũng như thực hiện các công việc theo đuổi đơn.

32

Việc đăng ký bảo hộ theo đường quốc gia thường là tốn kém và phức tạp, đặc biệt khi thực hiện đăng ký bảo hộ ở nhiều nước khác nhau.

Tuy đã có sự hài hoà đáng kể về pháp luật và thủ tục đăng ký nhưng vẫn còn có sự khác biệt trong pháp luật và thực tiễn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là khác nhau ở mỗi quốc gia, theo đó kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo pháp luật về kiểu dáng công nghiệp hoặc pháp luật về quyền tác giả hoặc pháp luật về nhãn hiệu hoặc pháp luật cạnh tranh không lành mạnh; hay đối với chỉ dẫn địa lý, nhiều nước không có hệ thống đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý riêng mà bảo hộ theo pháp luật về nhãn hiệu (Hoa Kỳ) hoặc bảo hộ theo pháp luật cạnh tranh ( Nhật Bản, Singapore), v.v.

Ví dụ 1: Đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Hoa Kỳ

Có thể nói, Hoa Kỳ là một quốc gia có chế độ bảo hộ nghiêm ngặt và khá phức tạp đối với tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp. Tại Hoa Kỳ, tồn tại hai hệ thống pháp luật song song là luật liên bang và luật tiểu bang. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc quyền tài phán của liên bang và luật áp dụng cho những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng hầu hết là luật liên bang.

Vấn đề xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được đặt ra từ rất lâu ở Mỹ với đạo luật đầu tiên về đăng ký nhãn hiệu và cấm vi phạm nhãn hiệu năm 1870. Trước đây, Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc “first to invent” (sáng tạo trước) đối với sáng chế và “first to use” (sử dụng trước) đối với nhãn hiệu, tuy nhiên, gần đây Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Sáng chế mới (American Invention Act) chuyển sang áp dụng nguyên tắc “first to file” (nộp đơn trước) đối với sáng chế, còn nhãn hiệu vẫn giữ nguyên.

33

- Đối với sáng chế: pháp luật Mỹ quy định người nộp đơn đăng ký

sáng chế phải là tác giả sáng chế; sau khi nộp đơn, người này có thể chuyển nhượng quyền sở hữu đơn cho doanh nghiệp hoặc tổ chức nơi người đó đang làm việc. Quá trình xem xét đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được thực hiện tại Cơ quan Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa kỳ (USPTO). Thông thường, quá trình xem xét cấp Bằng độc quyền sáng chế kéo dài khoảng 18-20 tháng kể từ ngày nộp đơn.

- Đối với nhãn hiệu, theo Luật Nhãn hiệu Hoa kỳ, quyền sở hữu đối

với nhãn hiệu được tự động xác lập theo luật án lệ trong phạm vi từng bang khi nhãn hiệu đó được sử dụng trong kinh doanh hoặc được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi nếu nhãn hiệu không có tính phân biệt tự thân (mang tính mô tả hoặc chỉ bao gồm chữ cái, chữ số đơn thuần…). Nói cách khác, ở Mỹ không nhất thiết phải đăng ký nhãn hiệu để nhãn hiệu có thể được bảo hộ. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu ở liên bang mang lại cho chủ nhãn hiệu nhiều lợi thế về vật chất và quyền lợi. Khi đã được đăng ký liên bang, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ liên bang thay vì bị giới hạn trong bang mà nhãn hiệu được sử dụng. Để đăng ký nhãn hiệu liên bang, người nộp đơn phải nộp đơn cho USPTO và nêu rõ cơ sở nộp đơn là “đã sử dụng” (used), “dự định sử dụng” (intent to use) hay dựa trên đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại nước ngoài.

Các đối tượng sở hữu công nghiệp khác chủ yếu được xác lập và bảo hộ theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Có thể nhận thấy cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Mỹ được quy định khá linh hoạt nhằm bảo hộ tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Nhìn chung, việc sử dụng thực tế đối tượng sở hữu công nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xác lập quyền. Cách xác định này là phù hợp với thực tế xã hội, nhằm tránh hiện

34

tượng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với động cơ không trung thực, trục lợi bất hợp pháp hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

2.3.2 Theo đường khu vực

Nếu có nhu cầu bảo hộ ở một nhóm nước, người nộp đơn có thể thực thiện đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp ở các Cơ quan Sở hữu công nghiệp khu vực, theo đó có khả năng nhận được sự bảo hộ trên lãnh thổ toàn khu vực đó. Các Cơ quan Sở hữu công nghiệp khu vực trên thế giới bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO): bảo hộ sáng chế trên 38 quốc gia

thành viên Công ước Sáng chế châu Âu;

- Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa châu Âu (OHIM): bảo hộ

nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, trao cho chủ sở hữu quyền trên toàn bộ lãnh thổ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu;

- Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi (ARIPO): bảo hộ sáng

chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp tại 18 nước châu Phi nói tiếng Anh;

- Tổ chức Sở hữu công nghiệp châu Phi (OAPI): bảo hộ sáng chế, giải

pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch tích hợp dành tại 15 nước châu Phi nói tiếng Pháp và Bồ Đào Nha;

- Cơ quan Sáng chế Á – Âu (AEPO): bảo hộ sáng chế ở 9 quốc gia

thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG);

- Cơ quan Nhãn hiệu Benelux & Cơ quan Kiểu dáng Benelux: bảo hộ

nhãn hiệu và kiểu dáng ở các nước Bỉ, Hà Lan và Lúc-xem-bua;

- Cơ quan Sáng chế của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập vùng

Vịnh: bảo hộ sáng chế ở các nước Bahrain, Cô-oét, Ô-man, Qua-ta, Ả rập Xê- út và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

35

Ưu điểm của việc nộp đơn đăng ký bảo hộ tại các Cơ quan Sở hữu công nghiệp khu vực là người nộp đơn chỉ phải thực hiện một thủ tục nộp đơn duy nhất, bằng ngôn ngữ quy định và nộp phí bằng một loại tiền duy nhất. Phạm vi hiệu lực bảo hộ của đối tượng đăng ký có thể là ở một số hoặc toàn bộ các nước thành viên của Cơ quan Sở hữu công nghiệp khu vực.

Ví dụ 2: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp tại châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) hiện tại bao gồm 27 nước thành viên (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp, Luxambua, Phần Lan, Ireland, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Anh, Ba Lan, Hungary, Séc, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Latvia, Estonia, Síp, Malta, Romania và Bungary). Các nước này đã thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (cộng đồng) nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có nhu cầu có thể đăng ký bảo hộ các đối tượng này tại Liên minh châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Đối tượng SHCN nêu trên khi được đăng ký sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên EU. Cũng giống như các hệ thống đăng ký quốc tế khác nhằm xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở châu Âu có ưu điểm là thủ tục nộp đơn đơn

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 26)