Ngoài các hình thức trên, các cơ quan sở hữu công nghiệp còn triển khai nhiều dự án hợp tác trên phạm vi toàn cầu (Dự án IP5 - giữa 5 Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc; Dự án xử lý đơn sáng chế nhanh – PPH), khu vực (Hợp tác ASEAN, APEC) và song phương nhằm đẩy nhanh quá trình đăng ký và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ
3.4.5 Hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể quyền trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài sở hữu công nghiệp tại nước ngoài
Ngoài các hình thức trên, việc hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể quyền về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài cũng rất quan trọng. Các hình thức hỗ trợ thường được thực hiện dưới dạng:
- Tư vấn, cung cấp thông tin về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, xây dựng các tài liệu hướng dẫn về các bước cần thiết để bảo vệ sở hữu công nghiệp tại nước ngoài;
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tại nước ngoài thông qua hỗ trợ về mặt thủ tục, kinh phí, bao gồm kinh phí nộp đơn, thuê luật sư, phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ, v.v.
112
- Hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài thông qua việc giao thiệp trực tiếp với các cơ quan có liên quan, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa chủ thể quyền và các cơ quan có thẩm quyền của địa phương, v.v.
Đa số các nước thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể quyền trong việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên, phụ thuộc vào trình độ phát triển và nhu cầu thực tế, các nước sẽ có các hình thực hỗ trợ phù hợp cho các chủ thể của mình.