Thực thi quyền sởhữu công nghiệp tại nước ngoài

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

Trước hết, các chủ thể quyền cần nhận thức được rằng trách nhiệm bảo vệ quyền là thuộc về chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ là cơ sở quan trọng nhất để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi có hành

55

vi xâm phạm xảy ra. Tuy vậy, Chính phủ nước sở tại cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp thông qua việc ban hành các thủ tục, chế tài, thành lập và tổ chức các cơ quan thực thi và hỗ trợ việc bảo vệ quyền, cũng như tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của công chúng về tác hại của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Theo Hiệp định TRIPS thì Chính phủ các nước thành viên WTO phải bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ được thực thi theo pháp luật quốc gia và chế tài phải đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Các thủ tục thực thi phải công bằng và hợp lý, cũng như không quá phức tạp và tốn kém. Các thủ tục đó không được kéo dài bất hợp lý hoặc chậm trễ vô thời hạn. Những người có liên quan có thể yêu cầu tòa án xem xét lại quyết định hành chính hoặc khiếu nại về phán quyết của tòa án cấp thấp hơn.

Hiệp định còn quy định chi tiết hơn về cách thức thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kể cả các nguyên tắc để có được bằng chứng, các biện pháp tạm thời, lệnh của tòa án, đền bù thiệt hại và các chế tài khác, cũng như yêu cầu tòa án phải có quyền ra lệnh tiêu hủy hàng giả. Việc cố ý làm giả nhãn hiệu ở quy mô thương mại phải bị xử lý hình sự. Chính phủ các thành viên WTO phải bảo đảm rằng chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể nhận được sự hỗ trợ của cơ quan hải quan trong việc ngăn ngừa việc nhập khẩu hàng giả hoặc hàng xâm phạm bản quyền. [19]

Ngoài ra, Hiệp định TRIPS còn áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatmeant - NT) và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation treatment – MFN) trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, nguyên tắc đối xử quốc gia bảo đảm rằng khi các chủ thể người nước ngoài đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở quốc gia là thành viên WTO thì cũng sẽ nhận được sự bảo vệ quyền ở mức độ giống như sự bảo vệ mà Chỉnh phủ nước đó dành cho công dân của mình (ví dụ, các thủ tục, chế

56

tài áp dụng, v.v.); hay nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) bảo đảm rằng tại nước thành viên WTO bất kỳ, các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài sẽ được hưởng bất kỳ ưu đãi nào liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền mà nước đó dành cho công dân các nước thành viên WTO khác (ví dụ, các thủ tục, chế tài áp dụng, v.v.).

Điều đó cho thấy rằng các quy định và thủ tục thực thi pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đã được hài hòa hóa đáng kể trên bình diện quốc tế, không chỉ ở các nước thành viên WTO mà còn cả ở những nước không phải là thành viên WTO. Theo đó, hầu hết các nước trên thế giới đều quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gồm các biện pháp tại tòa án (dân sự, hình sự), biện pháp hành chính và biện pháp kiểm soát biên giới (biện pháp hải quan). Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm mà chủ thể quyền có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong số các biện pháp nêu trên để bảo vệ quyền sở công nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)