a) Biện pháp dân sự
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự được coi là biện pháp hữu hiệu nhất trên thế giới hiện nay bởi tính dân chủ, khả năng duy trì và bảo đảm công bằng của các thủ tục dân sự so với các biện pháp thực thi khác. Bản chất của biện pháp dân sự là thông qua việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp tại Tòa án, các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp không những có thể yêu cầu Toà áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền một cách có hiệu quả mà còn buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền do hành vi đó gây ra, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
57
Ngoài ra, chế định bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự là những quy định thích hợp, có hiệu quả, do đó sử dụng biện pháp dân sự được coi là một sự lựa chọn khôn ngoan để đảm bảo các quyền của mình. Biện pháp dân sự còn được coi là biện pháp có ý nghĩa phòng ngừa lớn.
Có thể nói, biện pháp dân sự là biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp phố biến, chủ đạo và được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Việc áp dụng biện pháp dân sự còn là con đường duy nhất để giải quyết thoả đáng vấn đề bồi thường thiệt hại đối với các hành vi xâm phạm.
- Đối tượng của biện pháp dân sự
Nhìn chung, bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hành vi sử dụng các quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật của nước sở tại bảo hộ (như nêu tại Mục II.1.d) mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đều có thể coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và đều có thể là đối tượng của biện pháp dân sự.
Chủ thể quyền khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền của nước sở tại thực thi quyền của mình.
Tuy nhiên, thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là khác nhau ở mỗi nước.
- Thẩm quyền xử lý
Về thẩm quyền xử lý các vụ án dân sự liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp là thuộc tòa án. Phụ thuộc vào thể chế chính trị, hệ thống pháp luật và cách thức tổ chức hệ thống tòa án mà mỗi nước trao thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự về sở hữu trí tuệ cho các tòa khác nhau. Ở đa số các nước, tòa án cấp quận/huyện sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự về sở hữu công nghiệp. Ở một số nước như Nhật Bản, Malaysia, Thái
58
Lan, Singapore, Trung Quốc đã thành lập được các tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ, theo đó tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ này sẽ giải quyết tất cả các vụ án liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm dân sự, hình sự và hành chính.
Ví dụ 4: Thẩm quyền của tòa án đối với các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Ở Malaysia:
Toà chuyên trách về SHTT Malaysia được chính thức thành lập ngày 17/7/2007 có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến SHTT tại 15 bang (bao gồm cả Putrajaya) và 06 toà án khác có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự và phúc thẩm về sở hữu trí tuệ tại các bang Kuala Lumpur, Selangor, Johor, Perak, Sabah and Sarawak. [48]
Ở In-đô-nê-xi-a:
Tại In-đô-nê-xi-a, Toà án cấp quận có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến sáng chế và nhãn hiệu. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Sáng chế (năm 2001), Luật Nhãn hiệu (năm 2001), Luật Bí mật thương mại (năm 2002), Luật Kiểu dáng công nghiệp (năm 2001) và Luật về mạch tích hợp bán dẫn (năm 2002) thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề trên thuộc Toà thương mại. Hiện nay, ở In-đô-nê-xia có 05 toà án thương mại. Các toà này không chỉ giải quyết các tranh chấp về thương mại mà còn giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Các Toà án thương mại này được xét xử theo khu vực, được đặt tại Jakarta, Semarang, Surabaya, Medan and Makasar. Tuy nhiên, theo quy định của Luật nhãn hiệu thì chỉ có Toà án cấp quận mới có thẩm quyền xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Việc kháng cao đối với bản án, quyết định của tòa thương mại sẽ
59
do Toà án tối cao giải quyết trực tiếp mà không cần phải qua Toà án trung thẩm cấp cao như kháng cáo đối với bản án, quyết định của tòa án cấp quận.
- Các chế tài áp dụng
Chế tài phổ biến đối với biện pháp thực thi dân sự là: (i) buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; (ii) buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; (iii) buộc bồi thường thiệt hại; và (iv) buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất.
Trong các chế tài trên thì bồi thường thiệt hại là chế tài quan trọng nhất. Trong việc bồi thường thiệt hại, theo Hiệp định TRIPS đa số các nước đều cho phép tòa án tòa án có quyền ra lệnh cho người có hành vi xâm phạm đền bù cho chủ thể quyền một cách thỏa đáng, đủ để bù lại những thiệt hại mà chủ thể quyền đã phải chịu. Ngoài ra, tòa còn buộc người có hành vi xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền các chi phí (chi phí tòa án, chi phí thuê luật sư, v.v.) và, trong các trường hợp thích hợp, các nước còn cho phép tòa án được quyền ra lệnh thu hồi các khoản lợi nhuận và/hoặc trả các khoản đền bù thiệt hại ấn định trước theo quy định. [19]
Pháp luật của nhiều quốc gia, khu vực như Liên minh châu Âu, Pháp, Nhật Bản v.v. đều thừa nhận nguyên tắc “bồi thường toàn bộ” trên quan điểm coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại là biện pháp nhằm khôi phục lại các quan hệ xã hội bị phá vỡ chứ không nhằm mục đích trừng phạt đối với người thực hiện hành vi xâm phạm, theo đó “việc bồi thường thiệt hại phải toàn bộ trong tất cả các trường hợp và không được vượt quá tổng số thiệt hại”. [8] Và
“những thiệt hại được bồi thường đối với nạn nhân phải khiến cho nạn nhân
60
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu các nguyên tắc chung của Luật về các nguyên tắc trong lĩnh vực dân sự của Trung Quốc năm 1986 cũng cho thấy
“nguyên tắc cơ bản để bồi thường thiệt hại trong các vụ án dân sự là sự bồi
thường mang tính bù đắp thiệt hại hơn là sự bồi thường mang tính răn đe và
trừng phạt”. [22] Trong các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Trung
Quốc, nguyên tắc được thể hiện rõ nhất trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nguyên tắc bồi thường toàn bộ những thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Ví dụ 5: Phương pháp tính toán thiệt hại về quyền đối với nhãn hiệu tại Nhật Bản:
Luật Nhãn hiệu hàng hoá Nhật Bản quy định về việc tính toán thiệt hại như sau: mức thiệt hại được tính bằng số lượng hàng hoá mang nhãn hiệu xâm hại nhân với lợi nhuận từ việc bán mặt hàng đó.
Trong vụ một vụ việc, nguyên đơn là chủ sởhữu một nhãn hiệu sử dụng cho sản phẩm mỹ phẩm và đang bán mỹ phẩm có mang nhãn hiệu hàng hoá đó. Bị đơn đã sử dụng dấu hiệu tương tự với như nhãn hiệu của nguyên đơn trên các sản phẩm mỹ phẩm của mình và bán ra thị trường mà không có sự cho phép của nguyên đơn. Trong vụ này, toà đã phán quyết rằng việc bị đơn dán các dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu của nguyên đơn lên các sản phẩm mỹ phẩm của mình để bán ra thị trường là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của nguyên đơn và xác định bồi thường thiệt hại như sau:
Phí sử dụng nhãn hiệu được được xác định trên các yếu tố sau: do nhãn hiệu của nguyên đơn đã được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực mỹ phẩm, các sản phẩm có gắn nhãn hiệu đó là các sản phẩm chủ lực của nguyên đơn và nguyên đơn chưa cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá quan trọng của mình. Trên cơ sở đó, Toà án đã áp dụng tỷ lệ bồi thường là 8%, cao
61
hơn so với tỷ lệ chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trong ngành mỹ phẩm là 5%, trên tổng số doanh thu của bị đơn là 13 triệu yên. Tức là mức bồi thường thiệt hại mà nguyên đơn nhận được là: 13 triệu yên x 8% = 1,040 triệu yên. [8]
Đối với thiệt hại về tinh thần của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, tuỳ từng trường hợp, thẩm phán sẽ quyết định chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có được bồi thường hay không. Trên thực tế trong trường hợp không tính toán được thiệt hại theo cách thức trên thì chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần. Ví dụ, trong vụ tranh chấp giữa Công ty Chanel và Vũ trường Chanel. Vì Chanel không kinh doanh vũ trường nên không thể xác định được thiệt hại thực tế của họ. Do vậy, toà án phải tính theo cách thức bồi thường thiệt hại về tinh thần vì việc xâm phạm này đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của họ. [8]
Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp dân sự, chủ thể quyền có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ của hành vi xâm phạm, phục vụ cho quá trình xét xử.
b) Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự được áp dụng cho các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà gây nguy hiểm cho xã hội.
- Đối tượng
Theo Hiệp định TRIPS, biện pháp hình sự chỉ áp dụng cho các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hoặc xâm phạm bản quyền trên quy mô thương mại. [19] Tuy vậy, hiện nay xu thế hình sự hóa các quan hệ dân sự ngày càng gia tăng. Ngày càng có nhiều nước mở rộng việc áp dụng biện pháp hình sự sang các đối tượng sở hữu công nghiệp khác ngoài nhãn hiệu như được quy
62
định trong Hiệp định TRIPS, cũng như hạ thấp mức độ xâm phạm quyền để áp dụng chế tài hình sự so với quy định của Hiệp định TRIPS.
Ví dụ:
- Việt Nam cũng mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp hình sự sang cả hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý ở quy mô thương mại.[13]
- Chế tài hình sự đối với hành vi xâm phạm được áp dụng đối với hành vi xâm phạm bí mật thương mại ở các nước Hàn Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, v.v.
- Trong nhiều điều ước quốc tế, hành vi xâm phạm nhãn hiệu nhằm thu lợi hoặc nhằm đạt được lợi thế thương mại, mà không cần ở quy mô thương mại cũng sẽ bị áp dụng chế tài hình sự, ví dụ, Hiệp định thương mại chống hàng giả (ACTA), các FTA giữa Mỹ với Hàn Quốc, Singapore, Chile, Peru, v.v.
- Thẩm quyền xử lý
Các hành vi phạm tội quyền sở hữu công nghiệp sẽ được xét xử bởi tòa án. Tuy nhiên, đa số các nước trao cho tòa hoặc cơ quan tiến hành tố tụng thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về hành vi phạm tội liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Một số nước, trong đó có Việt Nam, vụ án hình sự về sở hữu công nghiệp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.[10]
- Các chế tài áp dụng
Nhìn chung, các chế tài hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được chuẩn hóa trên toàn thế giới, gồm phạt tù và hình phạt tiền. Tùy thuộc vào trình độ phát triển và đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau mà mức phạt là khác nhau ở mỗi nước.
63
Ngoài ra, tòa còn có thẩm quyền ra lệnh tịch thu, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm, nguyên liệu và phương tiện được sử dụng sản xuất ra các hàng hóa vi phạm, .v.v
Ví dụ 6: Mô hình tổ chức, thẩm quyền xử lý các vụ án về sở hữu trí tuệ tại tòa án một số nước trên thế giới:
Trung Quốc
Trung Quốc áp dụng hệ thống kép về giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, các bên liên quan có thể lựa chọn giải quyết các tranh chấp thông qua thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng thông thường. Ở cấp sơ thẩm, các bên liên quan có thể tự thoả thuận với nhau về giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải. Nếu các bên không đồng ý tiến hành hoà giải hoặc việc hoà giải không thành thì Toà án nhân dân là nơi giải quyết vụ án.
Toà án tối cao Trung Quốc, Toà án cấp cao của mỗi tỉnh, Toà thượng thẩm và trung thẩm của các tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ án liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Năm 1992, Toà án tối cao đã thành lập Toà sở hữu trí tuệ và cho đến nay đã có 30 toà sở hữu trí tuệ được thành lập trên toàn lãnh thổ Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Theo hệ thống hiện hành thì toà án trung thẩm là toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án vi phạm sáng chế. Các toà án Trung Quốc còn có thẩm quyền xử lý về hình sự đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật hình sự.
Thái Lan
Toà án Sở hữu trí tuệ và Thương mại quốc tế (IP&IT) được thành lập vào năm 1997, có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp thương mại quốc tế và sở hữu trí tuệ. Trong số các thẩm quyền được giao, Toà án IP&IT có cả thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự và dân sự liên quan
64
đến nhãn hiệu, quyền tác giả và sáng chế. Các thẩm phán của Toà án IP&IT là những người có chuyên môn trong các lĩnh vực cụ thể về sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế. Các phiên toà tại Toà án IP&IT có ít nhất 2 thẩm phán chuyên nghiệp và 1 thẩm phán không chuyên tiến hành.
Các vụ án hình sự được đưa ra Toà IP&IT bình thường được giải quyết trong vòng 06 đến 12 tháng kể từ thời điểm phát hiện ra vi phạm cho đến khi bản án được ban hành. Ngoài thẩm quyền xem xét áp dụng hình phạt và quyết định việc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ gây ra, Toà án IP&IT còn có thẩm quyền ban hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc kê biên tài sản trước khi khởi kiện.
Hàn Quốc:
Ở Hàn Quốc, Tòa sáng chế được thành lập ngày 01/3/1998, là tòa án chuyên biệt có thẩm quyền ngang với tòa án cấp cao. Toa án sáng chế gồm bốn tòa, mỗi tòa có bốn thẩm phán, trong đó có một thẩm phán tòa án cấp cao làm chủ tọa và ba thẩm phán còn lại có vai trò hỗ trợ.
Tòa sáng chế có các chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ các thẩm phán trong các vụ án có yêu cầu cao về kỹ thuật. Những chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực khác nhau về khoa học tự nhiên và công nghệ và phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan. Họ sẽ tư vấn cho các thẩm phán trong suốt các phiên tòa liên quan đến sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của việc giải quyết các tranh chấp, vụ kiện về sở hữu công nghiệp là hệ thống hai cách giải quyết các vụ kiện về "sáng chế" và "các vụ việc xâm phạm sáng chế".
Đối với các vụ án liên quan đến hành vi xâm phạm, Tòa sáng chế sẽ ban hành các lệnh cấm và đưa ra các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Những