Kiến nghị 1: Xây dựng cơ chế và chính sách bảo vệ quyền sở hữu
công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài
Hiện tại, Việt Nam chưa có Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ được thể hiện tại Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, gồm “khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; và, ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ” [12], mà không có quy định nào liên quan đến việc bảo
vệ quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể Việt Nam tại nước ngoài.
Hiện tại, theo Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công
113
nghệ giai đoạn 2011 – 2020 [3] thì một “Chương trình Sở hữu trí tuệ quốc gia” sẽ được xây dựng. Thiết nghĩ, Chương trình này nên đặt ra nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể Việt nam tại nước ngoài để tạo tiền đề cho việc triển khai các hoạt động tiếp theo.
Kiến nghị 2: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng của các cơ quan
có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài
Theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ quản lý về hoạt động sở hữu công nghiệp ở Việt Nam. Theo Nghị định 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ thì bên cạnh các nhiệm vụ khác, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có nhiệm vụ
“thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức,
cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp”. [4] Điều này có thể được hiểu
rằng Bộ Khoa học và Công nghệ (mà trực tiếp là Cục Sở hữu trí tuệ) là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ triển khai các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của Việt Nam tại nước ngoài.
Tuy nhiên, cho đến nay các hoạt động hỗ trợ cho người Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài là rất hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị Chính phủ tham gia một số điều ước quốc tế, tham gia nhận đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam, thực hiện một số hoạt động tuyên truyền về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài và một số nỗ lực quốc tế trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể Việt Nam tại nước ngoài.
Do các hoạt động giao lưu với nước ngoài, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế và thương mại ngày càng gia tăng, cho nên việc bảo hộ quyền sở hữu công
114
nghiệp của Việt Nam tại nước ngoài cần có sự tham gia của nhiều cơ quan, như Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, v.v. Hiện tại, Việt Nam đã có hơn 90 cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài. [48] Trong các cơ quan trên đều có các bộ phận phụ trách về thương mại hoặc khoa học và công nghệ. Do vậy, Chính phủ cần giao nhiệm vụ hỗ trợ chủ sở hữu quyền cho các cõ quan nói trên để cùng với Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Khoa học và công nghệ triển khai các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài.