Nếu có nhu cầu bảo hộ ở một nhóm nước, người nộp đơn có thể thực thiện đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp ở các Cơ quan Sở hữu công nghiệp khu vực, theo đó có khả năng nhận được sự bảo hộ trên lãnh thổ toàn khu vực đó. Các Cơ quan Sở hữu công nghiệp khu vực trên thế giới bao gồm:
- Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO): bảo hộ sáng chế trên 38 quốc gia
thành viên Công ước Sáng chế châu Âu;
- Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa châu Âu (OHIM): bảo hộ
nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, trao cho chủ sở hữu quyền trên toàn bộ lãnh thổ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu;
- Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi (ARIPO): bảo hộ sáng
chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp tại 18 nước châu Phi nói tiếng Anh;
- Tổ chức Sở hữu công nghiệp châu Phi (OAPI): bảo hộ sáng chế, giải
pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch tích hợp dành tại 15 nước châu Phi nói tiếng Pháp và Bồ Đào Nha;
- Cơ quan Sáng chế Á – Âu (AEPO): bảo hộ sáng chế ở 9 quốc gia
thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG);
- Cơ quan Nhãn hiệu Benelux & Cơ quan Kiểu dáng Benelux: bảo hộ
nhãn hiệu và kiểu dáng ở các nước Bỉ, Hà Lan và Lúc-xem-bua;
- Cơ quan Sáng chế của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập vùng
Vịnh: bảo hộ sáng chế ở các nước Bahrain, Cô-oét, Ô-man, Qua-ta, Ả rập Xê- út và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
35
Ưu điểm của việc nộp đơn đăng ký bảo hộ tại các Cơ quan Sở hữu công nghiệp khu vực là người nộp đơn chỉ phải thực hiện một thủ tục nộp đơn duy nhất, bằng ngôn ngữ quy định và nộp phí bằng một loại tiền duy nhất. Phạm vi hiệu lực bảo hộ của đối tượng đăng ký có thể là ở một số hoặc toàn bộ các nước thành viên của Cơ quan Sở hữu công nghiệp khu vực.
Ví dụ 2: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp tại châu Âu
Liên minh châu Âu (EU) hiện tại bao gồm 27 nước thành viên (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp, Luxambua, Phần Lan, Ireland, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Anh, Ba Lan, Hungary, Séc, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Latvia, Estonia, Síp, Malta, Romania và Bungary). Các nước này đã thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (cộng đồng) nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có nhu cầu có thể đăng ký bảo hộ các đối tượng này tại Liên minh châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Đối tượng SHCN nêu trên khi được đăng ký sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên EU. Cũng giống như các hệ thống đăng ký quốc tế khác nhằm xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở châu Âu có ưu điểm là thủ tục nộp đơn đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Người nộp đơn khi muốn chuyển đổi đơn đăng ký tại cộng đồng thành đơn đăng ký quốc gia tại từng nước thuộc EU sẽ được bảo lưu ngày nộp đơn. Đơn đăng ký khi bị từ chối ở một trong các nước thành viên của EU có thể chuyển đổi thành đơn đăng ký quốc gia ở các nước khác.
Đơn đăng ký phải được nộp tại bộ phận phụ trách chuyên môn tương ứng của Cơ quan Hài hoà hoá thị trường nội địa châu Âu (OHIM).
36
OHIM không thẩm định nội dung các đơn đăng ký mà áp dụng cơ chế phản đối của các bên liên quan đối với việc bảo hộ đối tượng đăng ký. Sau khi được tiếp nhận, Đơn sẽ được xét nghiệm hình thức, sau đó được công bố trong một khoảng thời gian để các bên liên quan phản đối. Sau một thời gian xác định tuỳ thuộc vào từng đối tượng, nếu không có ý kiến phản đối thì đối tượng được ghi nhận đăng ký. Chủ sở hữu các đối tượng có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng các biện pháp khác nhau trong đó có biện pháp theo dõi việc công bố các đối tượng yêu cầu đăng ký để phản đối việc đăng ký đối tượng đó nếu có căn cứ, cơ sở cho rằng đối tượng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình.
Ví dụ 3: Đăng ký bảo hộ sáng chế tại châu Âu
Để bảo hộ sáng chế tại châu Âu, người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO). Hồ sơ đơn gồm: Tờ khai đăng ký sáng chế (theo mẫu), bản tóm tắt về sáng chế, bản mô tả chi tiết kỹ thuật của sáng chế, các điểm yêu cầu bảo hộ, bản vẽ (nếu có). Người nộp đơn phải chỉ rõ muốn đăng ký sáng chế ở một, một số hay toàn bộ các nước thành viên EPO.
Đơn có thể nộp bằng một trong ba ngôn ngữ làm việc chính thức của EPO là tiếng Anh, Pháp và Đức. Nếu đơn được làm bằng ngôn ngữ khác thì phải nộp kèm theo bản dịch. Nếu người nộp đơn không cư trú tại một trong số các nước thành viên của EPO và không có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp tại các nước này thì buộc phải nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.
Sau khi nhận được đơn, EPO sẽ thẩm định hình thức của đơn để bảo đảm rằng đơn đáp ứng tất cả các yêu cầu về thủ tục, cũng như tất cả các thông tin, tài liệu đã được cung cấp đầy đủ. Đồng thời, EPO cũng tiến hành tra cứu
37
sơ bộ để tìm ra tất cả các tài liệu có liên quan để làm cơ sở đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế được yêu cầu bảo hộ. Đơn đăng ký sáng chế sẽ được công bố trong vòng 18 tháng tính từ ngày nộp đơn, cùng với các tài có liệu liên quan tìm được.
Người nộp đơn sẽ có 06 tháng kể từ ngày công bố đơn để quyết định có tiếp tục theo đuổi đơn bằng cách yêu cầu thẩm định nội dung hay không. Kể từ ngày công bố đơn, sáng chế sẽ nhận được sự bảo hộ tạm thời ở các quốc gia được chỉ định trong đơn.
EPO sẽ tiến hành thẩm định nội dung khi người nộp đơn có yêu cầu. Nếu sáng chế đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp thì bằng độc quyền sẽ được cấp, và được công bố trên Công báo của EPO. Bằng độc quyền sáng chế do EPO cấp sẽ có hiệu lực ở các nước thành viên EPO được chỉ định trong đơn đăng ký.
Trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày công bố, bằng độc quyền sáng chế có thể bị phản đối bởi bên thứ ba - thường là các đối thủ cạnh tranh của người nộp đơn hoặc các tổ chức bảo vệ quyền lợi cộng đồng – nếu thấy rằng sáng chế không xứng đáng được cấp bằng độc quyền, ví dụ, do sáng chế thiếu tính mới hoặc không có trình độ sáng tạo hoặc không có khả năng áp dụng công nghiệp, hoặc xâm hại đến trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội.
38
Quy trình đăng ký sáng chế tại EPO
Với lịch sử phát triển lâu đời, hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung và cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói riêng ở châu Âu đã đạt đến trình độ phát triển cao. Thủ tục xác lập quyền được quy định một cách đơn giản, thuận tiện nhằm bảo hộ tốt nhất quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Hoạt động xác lập quyền ở châu Âu được thực hiện dưới hình thức cung cấp “dịch vụ công”, hoàn toàn thoát khỏi những ràng buộc mang tính mệnh lệnh, hành chính như ở nhiều nước khác.
39