Trong nhiều trường hợp, việc giải quyết các xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại tòa án là rất tốn kém, đặc biệt là khi người có hành vi xâm phạm và chủ sở hữu quyền không sử dụng cùng hệ thống pháp luật. Theo đó, chủ sở hữu quyền sẽ phải bảo vệ quyền c ủa mình ở nhiều nư ớc, nhiều địa điểm khác nhau và ta ̣i nhiều tòa án khác nhau. Vì lý do này, người nộp đơn có thể sử dụng một cơ chế giải quyết tranh chấp khác rẻ hơn và ti ết kiệm thời
77
gian hơn so với việc kiện tụng tại tóa án. Đó là biện pháp tro ̣ng tài hoă ̣c hòa giải. Sử dụng biện pháp trọng tài và hòa giải nghĩa là tìm kiếm sự đồng thuận. Giải quyết bằng hình thức trọng tài đòi hỏi các bên cùng đồng ý đưa tranh chấp của họ cho một trọng tài viên xét xử. Các bên thường thực hiện điều này bằng cách đưa vào trong hợp đồng một điều khoản quy định về việc đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết. Các bên có thể linh động xem xét mọi khả năng, cho phép trọng tài viên lựa chọn những thủ tục áp dụng, thường là bằng cách áp dụng các quy tắc của một trung tâm trọng tài. Nhìn chung, tính ưu việt của hình thức trọng tài là sự nhanh chóng trong việc đưa ra quyết định, chi phí thấp hơn với những gì đạt được, sự bí mật trong thủ tục, không theo nghi thức, phán quyết của trọng tài là phán quyết cuối cùng và được thực thi trên bình diện quốc tế.
Hình thức giải quyết tranh chấp tuỳ chọn thứ hai là hoà giải. Người hoà giải sẽ giúp đỡ các bên giải quyết tranh chấp giữa họ. Đặc tính tự nguyện thể hiện ở chỗ việc hòa giải có thể được thực hiện hoặc chấm dứt ở bất kỳ giai đoạn nào. Nếu hòa giải thành, việc giải quyết có hiệu lực như một hợp đồng giữa các bên. Hoà giải có tính hấp dẫn đặc biệt khi cả hai bên mong muốn duy trì mối quan hệ và giải quyết vấn đề trong nội bộ. Hòa giải xem xét đến lợi ích tương ứng với mỗi bên hơn là địa vị pháp lý của họ.
Thông thường, trọng tài và hòa giải là một biện pháp thay thế rất tốt cho (hoặc ít nhất là việc hòa giải sẽ ít tốn kém hơn so với) việc kiện tụng tại tòa án. Do đó, khi có tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp xảy ra, chủ sở hữu quyền nên lưu ý đến các biện pháp này trước khi tiến hành kiện ra tòa.
Ví dụ 8: Các Trung tâm Trọng tài và Hòa giải về sở hữu công nghiệp
78
Trung tâm Tro ̣ng tài và Hòa giải của WIPO là mô ̣t trong số các tổ chức mà chủ thể quyền có thể sử dụng để giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp mà không cần khởi kiê ̣n ta ̣i tòa án . Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu quyền trong việc sử dụng dịch vụ trọng tài và hòa giải khi có tranh chấp xảy ra, Trung tâm Trọng tài và Hòa giải của WIPO cung cấp các điều khoản hợp đồng mẫu các hợp đồng nhất định (xem tại http://arbiter.wipo.int/arbitration/contract-clauses/index.html). Các điều khoản mẫu của WIPO có thể được tìm thấy ở nhiều hợp đồng khác liên quan đến sáng chế, bí quyết kỹ thuật, nhượng quyền thương mại, sử dụng chung nhãn hiệu, hợp đồng phân phối, liên doanh, hợp đồng nghiên cứu và phát triển v.v.. Để tạo thuận lợi cho các chủ sở hữu quyền trong việc giải quyết các tranh chấp ở châu Á, WIPO đã thành lập một Văn phòng Tro ̣ng tài và Hòa giải về sở hữu công nghiệp tại Singapore.
Trung tâm Hòa giải về sở hữu trí tuệ Philippines
Năm 2010, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Philippines đã thành lập Trung tâm Hòa giải tranh chấp về sở hữu trí tuệ với mục đích thúc đẩy các bên tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói chung tự dàn xếp tranh chấp giữa họ một cách nhanh chóng, công bằng và tiết kiệm. Theo Quy chế giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ thì các vụ việc dưới đây buộc phải sử dụng cơ chế hòa giải gồm các vụ kiện hành chính về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc cạnh tranh không lành mạnh, các vụ việc liên quan đến yêu cầu phản đối và hủy bỏ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp trong quá trình chuyển giao công nghệ, các tranh chấp liên quan đến các điều khoản và điều kiện chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ v.v. Các bên tranh chấp có tối đa 90 ngày để hòa giải, nếu không đạt được thỏa thuận thủ tục hòa giải sẽ chấm dứt.
79
Tóm lại, khi có hành vi xâm phạm quyền xảy ra tại nước ngoài, tùy vào đối tượng sở hữu công nghiệp và mức độ của hành vi xâm phạm mà chủ thể quyền có thể sử dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự hoặc biện pháp hải quan. Ngoài ra, chủ thể quyền cũng có thể sử dụng các biện pháp hòa giải và tranh chấp. Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài thường tốn nhiều thời gian và công sức. Chủ thể quyền thường phải thuê luật sư nước ngoài để chuẩn bị đơn kiện, theo dõi vụ kiện và tham gia tranh tụng hoặc làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
Kết luận Chương 2:
Có thể thấy rằng để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình tại nước ngoài, thì việc đầu tiên là phải đăng ký bảo hộ ở những nước liên quan. Việc đăng ký có thể được thực hiện thông qua con đường quốc gia, khu vực hoặc quốc tế. Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích, quy mô hoạt động mà các chủ thể quyền đưa ra quyết định về thời điểm và số lượng quốc gia để đăng ký bảo hộ quyền.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền tư hữu, nên việc bảo vệ quyền trước tiên thuộc về chủ sở hữu quyền. Khi phát hiện thấy hành vi xâm phạm quyền của mình, tùy thuộc vào tính chất, mức độ và quy mô của hành vi xâm phạm mà chủ thể quyền có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại áp dụng biện pháp dân sự, hình sự hoặc hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền cũng có thể xem xét sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như trọng tài và hòa giải.
80
Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC BẢO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM Ở
NƯỚC NGOÀI
3.1 Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân của Việt Nam ở trong và ngoài nước