Nhóm kiến nghị nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể quyền

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 117 - 126)

Kiến nghị 6: Thực hiện tuyên truyền về sự cần thiết phải bảo vệ

quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao hiểu biết của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp

Sở hữu công nghiệp đối với các nước phát triển trên thế giới là một vấn đề được quan tâm từ khá lâu rồi, còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Do đó, việc nâng cao hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng của sở hữu công nghiệp đối hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế là rất quan trọng.

Do vậy, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về nội dung và tầm quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đến các tầng lớp trong xã hội, từ nhà quản lý đến các doanh nghiệp, người sáng tạo và người tiêu dùng thông qua việc tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn, các cuộc triển lãm, các chương trình tuyên truyền trên đài truyền hình, truyền thanh, báo viết v.v.

Kiến nghị 7: Cung cấp thông tin, hướng dẫn việc đăng ký và bảo vệ

quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài

Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện một số hoạt động tuyên truyền về việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài thông qua việc tổ chức một số hội nghị, hội thảo. Một số tài liệu hướng dẫn nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp cũng được xây dựng (Hướng dẫn đăng ký quốc tế nhãn nhiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid – do Cục Sở hữu

118

trí tuệ thực hiện), cũng như thực hiện việc dịch một số ấn phẩm quốc tế sang tiếng Việt và đăng tải các tài liệu này lên trang web một cách miễn phí.

Tuy nhiên, những hoạt động đó dường như là chưa đủ, còn mang tính chất hàn lâm. Thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần:

- Tiếp tục xây dựng các Tài liệu hướng dẫn việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài để hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân của Việt Nam, đặc biệt là ở các nước là thị trường trọng điểm của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, v.v.;

- Xây dựng các bộ phận tư vấn và hỗ trợ việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài;

- Thiết lập trang tin điện tử để cung cấp thông tin và tư vấn trực tuyến cho các chủ thể liên quan;

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thành lập bộ phận chuyên trách về sở hữu công nghiệp, cũng như đưa sở hữu công nghiệp thành một bộ phận trong chiến lược kinh doanh quốc tế của mình.

Kiến nghị 8: Đẩy mạnh các dịch vụ về bảo vệ quyền sở hữu công

nghiệp tại nước ngoài

Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình tại nước ngoài, phù hợp với chủ trương xã hội hóa các dịch vụ sở hữu công nghiệp của Đảng và Nhà nước, cũng như chia sẽ gánh nặng của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Kiến nghị 9: Tăng cường hỗ trợ tài chính cho việc đăng ký và bảo

119

Trong thời gian qua, thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Chính phủ đã triển khai các hoạt động hỗ trợ kinh phí cho việc đăng ký bảo hộ một số đối tượng quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng sở hữu công nghiệp quan trọng như sáng chế hoặc chỉ dẫn địa lý. Theo đó, nhiều địa phương đã xây dựng các “Ví dụ, trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài”, UBND tỉnh Bình Dương hỗ trợ 50% kinh phí cho các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ở một số nước và vùng lãnh thổ như đăng ký theo thoả ước Madrid và khối EU, Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á. [52]

Đặc biệt, sau khi xảy ra một số vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các địa danh của Việt Nam tại nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 4015/QĐ-BKHCN, ngày 30/12/2011 phê duyệt nhiệm vụ hỗ trợ kinh phí cho việc đăng ký bảo hộ địa danh dùng cho đặc sản tại nước ngoài thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015. Chương trình sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đăng ký cho mỗi địa phương tối đa là 02 sản phẩm đặc thù liên quan đến địa danh, mỗi địa danh đăng ký tối đa 05 nước. Mức hỗ trợ tối đa là 50% phí thuê dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Phương thức hỗ trợ: hỗ trợ kinh phí sau khi đã được cấp văn bằng bảo hộ tại nước ngoài. Đến nay, hơn 120 sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ là các địa danh của Việt Nam đang được xem xét để hỗ trợ đăng ký bảo hộ tại nước ngoài.

Việc đăng ký là cần thiết, tuy vậy Chính phủ cũng nên xem xét hỗ trợ kinh phí cho việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của Việt Nam tại nước ngoài.

120

Trong những năm qua, Việt Nam đã xác lập được một số lượng đáng kể tài sản trí tuệ là các đối tượng sở hữu công nghiệp và đã xuất hiện một số vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể Việt Nam tại nước ngoài.

Dù đã có một số biện pháp hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình tại nước ngoài, tuy nhiên những biện pháp đó chưa được thực hiện một cách bài bản, hệ thống. Trước tình hình các xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại nước ngoài ngày càng tăng, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của nước ngoài và năng lực thực tế của Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể Việt Nam tại nước ngoài thông qua các hoạt động về thể chế, chính sách, hợp tác quốc tế và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho chủ thể quyền.

121

KẾT LUẬN

Quyền sở hữu công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, sản xuất và kinh doanh. Bảo hộ quyền sở hữu công ngiệp không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu, lợi chính đáng của cộng đồng mà còn là động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể quyền.

Với sự hoàn thiện hành lang pháp lý và trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức, cá nhân Việt Nam đã bắt đầu có sự nhận thực được vai trò và sở hữu công nghiệp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình ở cả trong và ngoài nước. Số tài sản trí tuệ của các tổ chức cá nhân Việt Nam đã tăng lên một cách đáng kể; một số tổ chức, cá nhân đã bắt đầu thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình tại nước ngoài.

Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình tại nước ngoài, thì việc đầu tiên là phải đăng ký bảo hộ ở những nước liên quan. Việc đăng ký có thể được thực hiện thông qua con đường quốc gia, khu vực hoặc quốc tế. Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích, quy mô hoạt động mà các chủ thể quyền đưa ra quyết định về thời điểm và số lượng quốc gia để đăng ký bảo hộ quyền.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền tư hữu, nên việc bảo vệ quyền trước tiên thuộc về chủ sở hữu quyền. Khi phát hiện thấy hành vi xâm phạm quyền của mình, tùy thuộc vào tính chất, mức độ và quy mô của hành vi xâm phạm mà chủ thể quyền có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại áp dụng biện pháp dân sự, hình sự hoặc hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền cũng có thể xem xét sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như trọng tài và hòa giải.

122

Để hỗ trợ các chủ thể quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài, các nước đã nỗ lực thực hiện các hoạt động liên quan thông qua việc xây dựng các cơ chế, chính sách bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài; không ngừng tổ chức và hoàn thiện chức năng của các cơ quan chính phủ; đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế nhằm thuận lợi hóa, hài hòa hóa, đơn giản hóa và nhất thể hóa các thủ tục đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nước có trình độ phát triển thấp; cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ cụ thể cho chủ thể quyền.

Dù đã có một số biện pháp hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình tại nước ngoài, tuy nhiên những biện pháp đó chưa được thực hiện một cách bài bản, hệ thống.

Chính vì vậy, trước tình hình các xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại nước ngoài ngày càng tăng, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả đã đưa ra một kiế nghị nhằm tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể Việt Nam tại nước ngoài.

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hội nhập với nền kinh tế quốc tế, việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp Việt Nam tại nước ngoài là rất quan trọng. Nó sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo , nâng cao uy tín của các sản phẩm Việt Nam, mở rộng thị trường và tạo ra công ăn việc làm, thu nhập và thịnh vượng.

Mặc dù đã đầu tư nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thiện vấn đề nghiên cứu đã đặt ra và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

123

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Quyết định số 4015/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2011 phê duyệt nhiệm vụ hỗ trợ kinh phí cho việc đăng ký

bảo hộ địa danh dùng cho đặc sản tại nước ngoài, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04/02/2009 của

Bộ Tài chính quy định về việc thu và quản lý lệ phí sở hữu công nghiệp,

Hà Nội.

3. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai

đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

4. Chính phủ (2013), Nghị định 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và

Công nghệ, Hà Nội.

5. Cục Sở hữu trí tuệ (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và

phương hướng hoạt động năm 2012, Hà Nội.

6. G.P.S. Sargant (1999), Vai trò sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế (Bài

thuyết trình tại Hội thảo về Bảo hộ sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư pháp,

Hà Nội.

7. Hoa Kỳ (2008), Luật Ưu tiên tài chính và tổ chức dành cho sở hữu công nghiệp.

8. Lê Thị Hoàng Thanh, Trương Hồng Quan, Bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả và nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật

nhật bản và thực tiễn áp dụng, Hà Nội.

9. Matthew Murphy (2011), Giải quyết tranh chấp về sáng chế tại Trung

Hoa. Hệ thống hoạt động như thế nào? Tạp chí Sáng chế thế giới, tháng

6 năm 2001, tr 19.

10. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

124

12. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Teruo Doi, Kỷ yếu các toạ đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án JICA 2000-2003 (Quyển 3): So sánh để tìm ra vi phạm trong

tranh tụng về sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

15. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (1979), Công ước Paris về bảo

hộ sở hữu công nghiệp.

16. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (1979) Thỏa ước Madrid về

đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa.

17. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (1989), Nghị định thư liên quan

đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa.

18. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (1991), Thỏa ước La-hay về

đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.

19. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (1994), Hiệp định các khía cạnh

liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.

Tiếng Anh

20. ACTA (2010), the Anti-Counterfeiting Trade Agreement. 21. Australia (1974), the Trading Act.

22. China (1986), the Law on Basic Principles of Civil Law in China.

23. Indonesia ( 2001), the Trademark Act.

24. Indonesia (2000), Law regarding Layout Designs of Integrated Circuits.

25. Indonesia (2001), the Industrial Design Act.

26. Indonesia (2002), the Trade Secret Act.

27. Indonesia (2001), the Patent Act.

28. Japan, the Trademark Act.

29. The Department of Intellectual Property of Thailand (DIP), Annual Report 2011.

125

30. The European (2011), the EU - South Korea Free Trade Agreement. 31. The European Patent Office (EPO), Annual Report 2012.

32. The Intellectual Property Office of the Philippines, Annual Report 2011.

33. The Japan Patent Office (JPO), Annual Report 2011.

34. The Korean Intellectual Property Office (KIPO), Annual Report 2012.

35. The Office of Harmonization for the Internal Market OHIM, Annual Report 2012.

36. The State Intellectual Property Office (2003), the Outline of the National Intellectual Property Strategy.

37. The State Intellectual Property Office (2008), the Outline of the National Intellectual Property Strategy.

38. The State Intellectual Property Office, Annual Report 2011.

39. The State Intellectual Property Office, the China's National Intellectual Property Strategy for 2012.

40. The United States Patent and Trademark Office (USPTO), Annual Report 2012.

41. The World Intellectual Property Organization (WIPO) (1967), the

Convention establishing the World Intellectual Property Organization,

WIPO Publication, Geneva.

42. The World Intellectual Property Organization (WIPO), the Lisbon

System for the International Registration of Appellations of Origin,

WIPO Publication, Geneva.

Trang web

43. http://www.jetro.go.jp/en/jetro/activities/overseas/ (Cơ quan Ngoại thương Nhật Bản).

44. http://arbiter.wipo.int/arbitration/contract-clauses/index.html (Trung tâm Trọng tài và Hòa giải WIPO).

45. http://dantri.com.vn/suc-manh-so/apple-htc-dong-y-khep-lai-cuoc-chien- bang-sang-che-661709.htm (Báo Dân trí điện tử).

126

47. http://giadinh.net.vn/xa-hoi/vifon-viet-nam-dat-giai-thuong-nguyet-que- cua-ba-lan-20111019025542532.htm.

48. http://lanhsuvietnam.gov.vn/default.aspx (Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao). 49. http://oami.eu.int (Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa châu Âu ). 50. http://skb.com.vn/tin-tuc/tin-tuc-thuong-hieu/4611-khong-chi-doanh-

nghiep-viet-mat-thuong-hieu-tai-trung-quoc.html (Báo Bảo hộ thương hiệu điện tử).

51. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/04/12312/ (Trang tin Pháp luật dân sự điện tử).

52. http://vnexpress.net/gl/kinhdoanh/2004/11/3b9d89c2/ (Báo VNExpress). 53. http://vtc.vn/1-347079/kinh-te/nhung-ong-lon-viet-mat-thuong-hieu-nhu-

the-nao.htm (Báo VTC điện tử). 51

54. http://www.aepo.org (Cơ quan Sáng chế Á – Âu ).

55. http://www.aripo.org/ (Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi ). 56. http://www.bmb-bbm.org và www.bbtm-bbdm.org (Cơ quan Nhãn hiệu

Benelux & Cơ quan Kiểu dáng Benelux).

57. http://www.chinaipr.gov.cn/newsarticle/news/chinaworld/201109/12542 55_1.html (Tạp chí SHTT Trung Quốc).

58. http://www.epo.org (Cơ quan Sáng chế châu Âu ).

59. http://www.oapi.int/ (Tổ chức Sở hữu công nghiệp châu Phi ). 60. http://www.stopfakes.gov (Trang web của Bộ Thương mại Mỹ).

61. http://www.trungnguyen.com.vn/ (Công ty CP Cà Phê Trung Nguyên). 62. http://www.uspto.gov.

63. http://www.wipo.int/ipstats/en/statistics/patents/ [May 2012].

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 117 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)