Bảo vệ quyền sởhữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

Với ưu điểm là thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, biện pháp thực thi hành chính được sử dụng rất phổ biến và được ưa thích ở nhiều nước, đặc biệt là những nước có hệ thống tòa án chưa phát triển. Ví dụ, ở Trung Quốc, ước tính có khoảng 90% số vụ việc xâm phạm về sáng chế được giải quyết bởi biện pháp hành chính. [9]

- Đối tượng

Biện pháp hành chính được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc xã hội; hoặc đối với những người đã được chủ sở hữu yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà không chấm dứt hành vi đó.

- Thẩm quyền xử lý

Thẩm quyền xử lý các vụ việc vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu công nghiệp là rất khác nhau ở giữa các nước. Cụ thể:

+ Ở Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm hành chính gồm Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế có thẩm quyền xử phạt các hành vi xâm phạm hành chính về sở hữu trí tuệ. Mức phạt cao nhất hành chính cao nhất là 500 triệu đồng.

75

+ Ở Trung Quốc – một nước cũng có hệ thống thực thi hành chính rất phát triển, thẩm quyền xử phạt hành chính lại thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về sơ hữu công nghiệp. Cụ thể, Tổng cục Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (SAIC) là cơ quan thẩm quyền bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời thành lập các cơ quan thực thi về nhãn hiệu ở cấp trung ương và địa phương để xử phạt hành chính các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Hay Cơ quan Sở hữu trí tuệ nhà nước Trung Quốc (SIPO) là cơ quan bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp của Trung Quốc, đồng thời cũng thành lập các cơ quan thực thi ở trung ương và địa phương để xử phạt các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc.

+ Ở Mỹ, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Tuy vậy, cũng cần phải lưu ý rằng ở nhiều nước không có hệ thống thực thi quyền sơ hữu công nghiệp bằng hệ thống hành chính, mà các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp sẽ được giải quyết tại tòa án.

- Các chế tài áp dụng

Chế tài chủ yếu của biện pháp hành chính là phạt tiền. Ngoài ra, người có hành vi xâm phạm còn bị tịch nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm; bị buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa xâm phạm, v.v.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)