Hành vi xâm phạm quyền sởhữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 92)

nhân của Việt Nam tại nước ngoài

2000 1435 161897 9404 174736 10275 15322 263982 32068 321647 2139 4775 91322 613 98849 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Sáng chế GPHI Nhãn nhiệu KDCN Tổng

89

Như đã đề cập ở trên, số lượng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể Việt Nam tuy ít, nhưng có xu hướng ngày càng gia tăng cả ở trong nước và ngoài nước, và đã xuất hiện một số vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể Việt Nam tại nước ngoài. Dưới đây là tóm tắt một số vụ xâm phạm:

a. Vụ xâm phạm nhãn hiệu Trung Nguyên

Nhãn hiệu Trung Nguyên thuộc sở hữu của Công ty Cà phê Trung Nguyên được bảo hộ tại Việt Nam và hơn 60 nước trên thế giới. [61] Năm 2000, nhãn hiệu Trung Nguyên bị một Công ty của Mỹ là Rice Field đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trung Nguyên cho sản phẩm cà phê và các sản phẩm khác tại Mỹ.

Sau nhiều năm thương thảo, cuối cùng Trung Nguyên lấy lại được nhãn hiệu này tại Mỹ và Công ty Rice Field chấp nhận làm đại lý phân phối Cà phê Trung Nguyên tại Mỹ. Tuy lấy lại được nhãn hiệu, nhưng Trung Nguyên đã phải mất rất nhiều công sức và tốn hàng trăm nghìn đôla Mỹ. [53]

b. Vụ xâm phạm nhãn hiệu Vinataba

Nhãn hiệu Vinataba được Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đăng ký bảo hộ tại Việt Nam năm 1990. Đến năm 2001, khi mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài, Vinataba mới biết nhãn hiệu này đã bị Công ty Putra Satbat của Indonesia đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 09 nước ASEAN khác. Điều này sẽ kiến Vinataba không thể xuất khẩu sản phẩm thuốc lá của mình sang các thị trường trên nếu không có sự đồng ý của Putra Satbat.

Qua rất nhiều nỗ lực, kể cả các nỗ lực ngoại giao, cuối cùng Vinataba mới lấy lại được nhãn hiệu của mình tại Lào và Campuchia. Tuy nhiên, nhãn hiệu Vinataba vẫn chưa nhận được sự bảo hộ ở một số nước còn lại.

90

c. Kẹo dừa Bến Tre

Tháng 5 năm 1999, nhãn hiệu Bến Tre nhận được sự bảo hộ cho sản phẩm kẹo dừa tại Trung Quốc. Công ty Rừng Dừa của Trung Quốc đã đăng ký nhãn hiệu Bến Tre cho sản phẩm kẹo dừa và bán ra thị trường, gây ảnh hưởng đến doanh số tiêu thu sản phẩm kẹo dừa của Việt Nam tại Trung Quốc. Bà Hai Tỏ - Giám đốc Công ty kẹo dừa Bên Tre đã thành công trong việc yêu cầu Tổng cục Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (SAIC) từ chối bảo hộ nhãn hiệu Bến Tre của Công ty Rừng Dừa, cũng như đề nghị các cơ quan thực thi của Trung Quốc xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Bến Tre.

Nguyên nhân thành công của vụ việc này chính là do Bà Hai Tỏ đã xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của mình tại thị trường Trung Quốc trước công ty Rừng Dừa.

d. Vụ xâm phạm nhãn hiệu Vifon

Nhãn hiệu Vifon được Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Công ty Vifon) đăng ký bảo hộ ở Việt Nam vào năm 1990. Năm 1995, Công ty này đăng ký nhãn hiệu tại Ba Lan thì bị từ chối do Công ty Kim Lân – một đối tác của Vifon tại Ba Lan, đã đăng ký nhãn hiệu “Vifon Kim Lan”. Vifon Việt Nam đã phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới đòi lại được thương hiệu của mình ở thị trường này. Năm 2011, nhãn hiệu Vifon đã nhận được Giải thưởng “Nguyệt quế” – một giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn dành cho thương hiệu sản phẩm được ưa thích tại Ba Lan. [47]

Trước đó, khi Vifon còn chưa kịp rút ra bài học từ vụ việc ở Ba Lan thì lại gặp phải một thử thách khác trên thị trường Mỹ. Công ty Acecook Kabushiki Kaisha của Nhật Bản đã uỷ quyền cho nhà phân phối của họ tại Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Vifon” và “Vifon Acecook” và được Cơ quan

91

Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã cấp văn bằng bảo hộ vào năm 1996. Do đó, khi Công ty Vifon Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình vào ngày 5/9/1996 thì bị từ chối. Sau 4 năm khiếu kiện, Vifon đã đạt nhận được sự bảo hộ cho nhãn hiệu của mình tại Mỹ, nhưng cũng đã tốn một số tiền lớn.

Còn có thể liệt kê rất nhiều vụ việc xâm phạm khác đối với quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam tại nước ngoài như vụ nhãn hiệu Buôn Mê Thuột, Petro Vietnam, Lá Bồ Đề, nước mắm Phan Thiết, giày dép Bi’tis, bánh phồng tôm Sa Giang, bánh tráng Mỹ Tho, v.v.

Không chỉ các chủ thể quyền Việt Nam bị mất quyền sở hữu công nghiệp mà các doanh nghiệp khổng lồ cũng bị mất quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ, Công ty Apple bị mất nhãn hiệu ở thị trường Trung Quốc.[50]

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, các vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp sẽ ngày càng gia tăng. Trên bình diện quốc tế, gần đây đã xảy ra các cuộc “chiến tranh” [45] về quyền đối với các sáng chế về công nghệ điện thoại giữa các hãng điện thoại khổng lồ như Apple, Samsung, Nokia, Google, v.v. do lợi ích khổng lồ và sự độc quyền về thị trường mà độc quyền sáng chế mang lại.

Có thể nói, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức lại vai trò, ý nghĩa của sở hữu công nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nói riêng. Cần phải thấy ngay rằng, ngay cả khi chúng ta chưa có khả năng xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao như hiện nay thì những vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp vẫn phải được đặt ra và giải quyết. Song song với việc chấn chỉnh lại nhận thức phải là những hành động cụ thể, khẩn trương nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” như hiện nay. Đồng thời các doanh nghiệp phải luôn bám sát các

92

thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách, pháp luật của nước sở tại để lường trước những rắc rối có thể xảy ra nhằm chủ động đối phó.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)