Từ phía người xâm phạm

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 93)

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thường mang lại lợi nhuận lớn. Bất cứ khi nào khi một sản phẩm mới nào vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm về chi phí sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính hoặc tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn và do đó, có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc. Đôi khi điều này sẽ đẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường, đặc biệt khi họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo và sáng chế của nhà sáng tạo gốc. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh:

- Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, đặc biệt là đối với những đối tượng sở hữu có giá trị, được nhiều người biết đến ở các thị trường nước ngoài.

- Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra rào cản thị trường đối với sản phẩm có chứa quyền sở hữu công nghiệp. Ví như việc Công ty

93

Putra Satbat đăng ký nhãn hiệu Vinataba ở các nước khác đã khiến cho sản phẩm mang nhãn hiệu Vinataba của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam không được phép nhập khẩu và bán trên lãnh thổ những nước đó, hoặc để được phép nhập khẩu vào các nước đó, Công ty Vinataba phải trả cho Công ty Putra Satbat một khoản thù lao nhất định. Điều này đã cản trở sản phẩm của Việt Nam tiếp cận thị trường của những nước đó.

- Thu lợi từ việc yêu cầu chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp phải mua lại với giá cao;

- Lợi dụng uy tín của sản phẩm mang sở hữu công nghiệp đối với bộ phận người tiêu dùng biết đến sản phẩm đó.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)