Trong thời gian qua, Chính phủ đã có những nỗ lực để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài thông qua việc xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý trong nước; đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế toàn cầu, khu vực và song phương về sở hữu công nghiệp; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp và triển khai một số chương trình, dự án và hoạt động hỗ trợ cho các chủ thể, cá nhân trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên, các hoạt động trên diễn ra một cách tản mạn, chưa được thực hiện một cách bài bản, theo lộ trình và kế hoạch nhất định. Việt Nam vẫn chưa thành lập được hệ thống các cơ quan hỗ trợ việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người Việt Nam tại nước ngoài; chưa có hệ thống
95
cung cấp thông tin và hỗ trợ kịp thời cho chủ sở hữu quyền khi tiến hành đăng ký, hỗ trợ xử lý các tranh chấp phát sinh, v.v.
3.4 Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho các chủ sở hữu quyền về thu nhập, chi phí bảo hộ quyền, gây thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của các sản phẩm, làm giảm động lực của các nhà sáng tạo, gây ảnh hưởng chung đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và khoa học – công nghệ, cũng như sự thịnh vượng chung của xã hội. Để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể quyền, các nước trên thế giới ngày càng xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của công dân mình tại nước ngoài. Các biện pháp chủ yếu như sau:
3.4.1 Xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia, trong đó xác định việc bảo hộ tài sản sở hữu công nghiệp tại nước ngoài là một nội dung quan trọng của chiến lược. Cụ thể:
- Nhật Bản: Nhận thức được thiệt hại do các sản phẩm xâm phạm
quyền sở hữu sở hữu công nghiệp như hàng giả đối với nền kinh tế Nhật Bản là rất lớn, theo đó bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài được Chính phủ Nhật Bản coi là một trụ cột trong Đề cương Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia (năm 2003). Theo đó, Nhật Bản sẽ:
+ Khuyến khích mạnh mẽ chính quyền trung ương và địa phương của các quốc gia nơi có hành vi xâm phạm xảy ra ngăn chặn các hành vi xâm phạm bằng cách thực thi các quyền một cách tối đa theo quy định của Hiệp định Hiệp định TRIPS.
96
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài; hỗ trợ chi phí chuẩn bị đơn đăng ký, phí luật sư, phí nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tại nước ngoài hoặc phí nộp đơn quốc tế và phí duy trì quyền đối với sáng chế.
+ Tổ chức giám sát hệ thống sở hữu công nghiệp của các quốc gia thành viên WTO và sử dụng tối đa Cơ chế rà soát chính sách thương mại của WTO nếu hàng giả và hàng xâm phạm bản quyền được sản xuất và phân phối với số lượng lớn ở các thành viên;
+ Gây áp lực đối với các nước chưa là thành viên WTO để nâng cao mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ thông qua các cuộc đàm phán song phương.
+ Tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), và sẽ có các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ bí mật thương mại của các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài.
+ Tích cực đàm phán các hiệp định thương mại và các thỏa thuận hợp tác quốc tề sở hữu công nghiệp để hỗ trợ tích cực việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài.
- Trung Quốc: Trong Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia năm 2008,
Trung Quốc cũng đặt ra các nhiệm vụ nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài, cụ thể như sau:
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu của mình, và tham gia cạnh tranh quốc tế;
+ Hoàn thiện chính sách sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế; xây dựng cơ chế cảnh báo sớm và phản ứng nhanh đối với hành vi
97
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài; hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại nước ngoài;
+ Nâng cao nhận thức và năng lực cho chủ thể quyền trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài; xây dựng các điểm hỗ trợ về sở hữu trí tuệ tại các cuộc triển lãm nổi tiếng tại nước ngoài để cung cấp dịch vụ tư vấn và hoà giải cho những đơn vị tham gia triển lãm của Trung Quốc.
Các nhiệm vụ chính sách này của Trung Quốc được triển khai cụ thể trong các Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia. Cụ thể, năm 2012, Trung Quốc đã giao Bộ Thương mại nước này xây dựng các nhiệm vụ cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình tại nước ngoài như: thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài; tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc xây dựng năng lực để giải quyết các vụ kiện trong các vụ việc lớn và quan trọng; nâng cao nhận thức và năng lực bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài; xây dựng các điểm dịch vụ về sở hữu trí tuệ tại các cuộc triển lãm nổi tiếng tại nước ngoài để cung cấp dịch vụ tư vấn và hoà giải cho những đơn vị tham gia triển lãm của Trung Quốc; nâng cao năng lực đánh giá rủi ro và cảnh báo sớm về sở hữu trí tuệ cho các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực trong thương mại quốc tế; thúc đẩy việc gia nhập Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới quản lý, .v.v. [39]
- Hoa Kỳ: Do số lượng tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ tại nước ngoài là rất lớn và số lượng quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài của Mỹ bị xâm phạm cũng nhiều, nên Mỹ là nước đi đầu trong việc hoàn thiện các chính sách và thể chế để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài. Hoa Kỳ cũng là nước xuất khẩu tài sản trí tuệ lớn nhất thế giới và nhận được
98
khoảng một nửa số tiền chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của thế giới trong năm 2010. [45] Theo thống kê, nếu không tính ở Mỹ thì công dân Mỹ sở hữu từ 8% đến 9% số bằng độc quyền sáng chế ở các nước trên thế giới. Tuy vậy, công dân nước ngoài cũng sở hữu một số lượng lớn sáng chế ở Mỹ (khoảng 48% số bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực tại Mỹ).[61] Đó là lý do tại sao Mỹ luôn đi đầu và thúc đẩy các nước xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp mạnh nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Mỹ ở trong và ngoài nước. Ngoài các biện pháp khác, Ðiều 301 đặc biệt (Special 301) trong Luật Thương mại năm 1974 yêu cầu Ðại diện Thương mại Mỹ (USTR) phải đưa ra Báo cáo hằng năm về tình hình bảo hộ sở hữu trí tuệ của các nước trên thế giới, theo đó Mỹ sẽ tiến hành các biện pháp phù hợp để buộc các nước phải bảo hộ đầy đủ và hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm cả biện pháp kiện ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hay trừng phạt thương mại song phương.
3.4.2 Hoàn thiện chức năng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài của các cơ quan Nhà nước nước ngoài của các cơ quan Nhà nước
Các nước trên thế giới cũng ngày càng hoàn thiện chức năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài cho các cơ quan nhà nước.
- Ở Hoa Kỳ: Là một nước có nhiều tài sản trí tuệ nhất trên thế giới, có
thể nói Hoa Kỳ đã xây dựng cho mình một hệ thống các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ tài sản trí tuệ của mình tại nước ngoài hoàn thiện nhất trên thế giới. Cụ thể như sau:
+ Bộ Thương mại: có nhiệm vụ chú trọng đặc biệt đến việc hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ tại nước ngoài. Bộ Thương mại và USPTO đã phối hợp với các cơ quan khác thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm việc xây dựng
99
một trang web hướng dẫn chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp [59] do Bộ Thương mại quản lý. Trang web cho phép các doanh nghiệp gửi các câu hỏi liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài và sẽ được các chuyên gia sở hữu công nghiệp trả lời trong vòng 10 ngày. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm thấy trên trang web này các Tài liệu về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp của nhiều quốc gia khác nhau (gồm Brazil, Brunei, Trung Quốc, Ai Cập, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Malaysia, Mexico, Paraguay, Peru, Nga, Đài Loan, Thái Lan, và Việt Nam). Các chương trình đào tạo trực tuyến về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài cũng được đăng tải trên trang web này. Một đường dây nóng cũng được thiết lập để giải đáp các vấn đề về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài.
+ Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO): để thúc đẩy việc
bảo hộ và thực thi mạnh mẽ quyền sở hữu công nghiệp ở một số quốc gia/khu vực mà Mỹ đang gặp những thách thức lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, năm 2006, USPTO đã thành lập vị trí Tùy viên Sở hữu trí tuệ. Các Tùy viên Sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ hỗ trợ các Đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm việc đưa ra các chiến lược để ngăn chặn hàng giả và hàng xâm phạm bản quyền, hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Mỹ trong việc nâng cao sự bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Tùy viên Sở hữu trí tuệ cũng hỗ trợ các chính sách sở hữu công nghiệp của Mỹ, phối hợp tổ chức các khóa đào tạo về sở hữu công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ trong các vấn đề sở hữu công nghiệp. Hiện tại, Mỹ có các Tùy viên Sở hữu trí tuệ ở Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Phái đoàn thường trực của Mỹ tại Geneva, Thụy Sỹ.
100
+ Cục Quản lý Thương mại quốc tế (ITA - thuộc Bộ Thương mại): có
chức năng xây dựng các chiến lược để giúp các doanh nghiệp Mỹ vượt qua các rào cản về thị trường, trong đó bao gồm giám sát việc thực thi các hiệp định thương mại đa phương và song phương, bao gồm cả vấn đề sở hữu công nghiệp. Khi phát hiện ra các vấn đề sở hữu công nghiệp liên quan đến tiếp cận thị trường, Cơ quan này sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ Thương mại, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ, USPTO, Bộ Tư pháp, v.v. để giải quyết vấn đề liên quan.
+ Các Thương vụ: Các Thương vụ của Mỹ trên khắp thế giới cũng có
nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ liên quan đến sở hữu công nghiệp để trong việc phối hợp với chính phủ nước sở tại và các cơ quan liên quan của Mỹ như Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Thương mại quốc tế (ITA), và USTR trong việc soạn thảo Báo cáo đặc biệt 301 về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; chuẩn bị và bố trí cho các buổi làm việc của Đại sứ Mỹ với các cơ quan hữu quan nước sở tại để thúc đẩy việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ xây dựng các chiến lược, kế hoạch bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp ở nước sở tại.
+ Điều phối viên thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Nhằm tăng cường phối
hợp và xây dựng kế hoạch chống hàng giả và xâm phạm quyền tác giả, Luật Ưu tiên tài chính và tổ chức dành cho sở hữu công nghiệp năm 2008 đã thiết lập vị trí Điều phối viên thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Điều phối viên thực thi quyền sở hữu công nghiệp sẽ điều phối và hỗ trợ việc xây dựng và triển khai các kế hoạch chung chống hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ban hành các cơ chế nhằm bảo đảm sự phối hợp giữa các chính sách thực thi sở hữu công nghiệp, và chủ trì Ủy ban tư vấn về thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
101
Mạng lưới các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài của Mỹ
STT Cơ quan Vị trí công tác Số lượng văn phòng
tại nước ngoài
1.
Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu, Bộ Thương mại (USPTO)
Tùy viên Sở hữu trí tuệ 06 văn phòng/06 nước
2. Cục Quản lý thương mại
quốc tế (ITA) Cán bộ thương mại
126 thương vụ/77 nước
3. Vụ Hình sự, Bộ Tư pháp
Điều phối viên về thực thi quyền sở hữu công nghiệp (IPLEC)
02 vị trí/02 nước Văn phòng Đào tạo về
điều tra hình sự quốc tế (ICITAP)
17 văn phòng/17 nước Văn phòng Đào tạo, Hỗ
trợ và Phát triển công tố viên hải ngoại
(OPDAT)
48 văn phòng/28 nước
4. Cục Điều tra liên bang (FBI), Bộ Tư pháp
Văn phòng Tuy viên pháp luật
75 văn phòng/65 nước 5. Đại diện thương mại Mỹ
(USTR)
Văn phòng Đại diện thương mại
03 văn phòng/03 nước 6. Bộ Ngoại giao Đại sứ quán/cơ quan
lãnh sự
253 cơ quan/168 nước 7.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP), Bộ An ninh nội địa
Văn phòng Tùy viên Hải quan và Bảo vệ biên giới
20 văn phòng/20 nước
8.
Cơ quan Xuất nhập cảnh và Hải quan (ICE), Bộ An ninh nội địa
Văn phòng Tùy viên Xuất nhập cảnh và Hải quan
54 văn phòng/20 nước
102
STT Cơ quan Vị trí công tác Số lượng văn phòng
tại nước ngoài
9. Cơ quan Phát triển quốc tế (USAID)
Văn phòng Cơ quan Phát triển quốc tế 84 văn phòng/81 nước 10. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Bộ Y tế Văn phòng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Kiêm nhiệm ở một số nước.
Chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp ở nước của các cơ quan Hoa Kỳ
STT Nhiệm vụ Cơ quan tham
gia Các hoạt động cụ thể
1.
Thúc đẩy chính sách về sở hữu công nghiệp của Mỹ ở nước sở tại
USTR, Bộ Ngoại giao, USPTO, ITA
- Đàm phán các điều ước quốc tế song phương và đa phương về sở hữu công nghiệp;
- Giám sát việc triển khai các thỏa thuận về sở hữu công nghiệp;
- Đánh giá và báo cáo về các yếu điểm trong việc bảo hộ và thực thi sở hữu công nghiệp tại nước ngoài.
2. Đối thoại về sở hữu công nghiệp USTR, Bộ Ngoại giao, USPTO, ITA, Bộ Tư pháp, CBP, ICE, FDA, FBI
- Tham gia các nhóm công tác song phương, như Đối thoại Kinh tế chiến lược;
- Tham gia vào các tổ chức quốc tế, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO),
- Tiến hành các cuộc thảo luận với các đối tác nước ngoài. 3. Đào tạo và hỗ trợ
kỹ thuật cho các
USPTO, Bộ Ngoại giao,
- Tổ chức hội nghi, hội thảo cho các đối tác nước ngoài để hướng
103
STT Nhiệm vụ Cơ quan tham
gia Các hoạt động cụ thể
đối tác nước ngoài USAID, các cơ quan thuộc Bộ Tư pháp, ICE, CBP và FBI
dẫn họ về những vấn đề bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công
nghiệp;
- Tư vấn cho chính phủ nước ngoài trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật liên quan đến sở hữu công nghiệp;
- Đào tạo các đối tác nước ngoài