Thực trạng quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang những năm qua

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 41 - 49)

c. Hiện nay, quá trình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang còn rời rạc, manh mún Các hình thức tổ chức sản xuất như doanh nghiệp, hợp tác

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang những năm qua

Tuyên Quang những năm qua

2.2.1. Quá trình thực hiện quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp tỉnh

Tuyên Quang

2.2.1.1. Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác lập quy hoạch; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể ở từng địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X).

Hoàn thành việc lập, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2011 - 2020, gồm: quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; quy hoạch sử dụng đất lúa, quy hoạch phát triển trồng trọt, quy hoạch phát triển chăn nuôi, quy hoạch thủy sản, quy hoạch các khu

rừng đặc dụng. Hoàn thành quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho 02 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích theo quy hoạch: 12.450ha, trong đó: huyện Sơn Dương 4.150ha; các huyện và thành phố là 8.300ha. Triển khai lập quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn các huyện và thành phố. Các cấp, các ngành chức năng bám sát cơ sở, hướng dẫn nhân dân lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng đảm bảo hiệu quả, góp phần tăng sản lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa tập trung như: mía, chè, lạc, cam sành, gỗ rừng trồng (vùng chè trên 8.000ha; vùng mía trên 10.000ha; vùng cam sành Hàm Yên trên 2.500ha; vùng lạc gần 5.000ha; vùng gỗ nguyên liệu phục vụ Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa Tuyên Quang trên 163.365ha). Nhiều cơ sở sản xuất, hộ gia đình đầu tư chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp, tạo sản phẩm hàng hoá và cung ứng con giống cho nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh; nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Tuyên Quang và nuôi cá lồng, bè trên sông ngày càng phát triển [20, tr.2].

Năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã hoàn thành lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020. Triển khai Dự án lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND, ngày 08/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tổ chức triển khai các kế hoạch và đề án, như: Kế hoạch thực hiện Kết luận số 30-KL/TU, ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn

2011 - 2012 (đã thành lập Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Ban Quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và 11 Ban quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng cấp cơ sở); Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Đề án giao rừng tự nhiên gắn với giao đất lâm nghiệp cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý [26, tr.5].

2.2.1.2. Ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước Trung ương và Nhà nước địa phương trong phát triển nông nghiệp

Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nghị định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng; nghị quyết, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh… về phát triển nông nghiệp và đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Khóa X)... Để triển khai, thực hiện các nghị quyết và chương trình hành động trên, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy định về cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân, huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Vận dụng sáng tạo các chính sách hỗ trợ của Trung ương, đồng thời tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, như: chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chính sách hỗ trợ sản xuất cây vụ đông; chính sách hỗ trợ vắc xin và công tiêm phòng gia súc; hỗ trợ hội viên hội nông dân lãi suất vay vốn để phát triển chăn nuôi (trâu, bò, lợn), kết hợp xây hầm Biogas bằng vật liệu nhựa Composite; chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ; cơ chế, chính sách bê tông hóa đường giao thông nông thôn; chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015; chính sách hỗ trợ làm nhà cho hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn ở nhà tạm; hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo và học sinh, sinh viên; hỗ trợ 3 công trình vệ sinh ở nông thôn... [20, tr.1-2].

Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như: miễn thủy lợi phí, trợ giá giống, hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai cho các hộ nghèo sản xuất nông nghiệp ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135; sắp xếp, ổn định dân cư; hỗ trợ trồng rừng sản xuất; triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm... Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất tập trung. Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 140.751 hộ gia đình, cá nhân, 07 chủ trang trại, 25 hợp tác xã và 240 doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất với tổng dư nợ là 4.455 tỷ đồng, tăng 2.984 tỷ so với năm

2008. Các chính sách về cơ giới hóa nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch được triển khai thực hiện đồng bộ với các chính sách phát triển sản xuất. Số lượng máy móc trong nông nghiệp tăng lên hằng năm, diện tích làm đất bằng máy nông nghiệp chiếm 67,1% diện tích gieo trồng. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo trồng đến thu hoạch đã góp phần mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất lao động [20, tr.6].

2.2.1.3. Tuyên truyền, giáo dục về quản lý nhà nước và nâng cao nhận thức trong phát triển nông nghiệp

Cùng với việc ban hành các chính sách về nông nghiệp, tỉnh đã chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh liên quan đến quản lý nông nghiệp, như:

Chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy quán triệt, phổ biến Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X), Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tới toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, căn cứ chức năng nhiệm vụ để xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị. Qua học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) và Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 27/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có chuyển biến; thấy rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [20, tr.1].

Tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh phát triển mạng lưới dạy nghề, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề (năm 2008 mới có 07 cơ sở dạy

nghề, đến nay toàn tỉnh đã có 15 cơ sở dạy nghề), từ năm 2008 đến nay đã đào tạo được 38.328 lao động, trong đó có 15.782 lao động nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 36,4% (tăng 10,29% so với năm 2008). Hệ thống cán bộ khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật đã thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc nông dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu giống và thời vụ đối với cây trồng chính; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản; cập nhật các thông tin về thị trường và giá cả các mặt hàng nông sản để nông dân có định hướng đầu tư sản xuất [20, tr.6].

Năm 2012, hệ thống cán bộ khuyến nông đã tập trung hướng dẫn, tập huấn 5.334 lớp tại thôn, bản cho 267.243 lượt nông dân (trong đó có 26.725 lượt hộ nghèo), đôn đốc nông dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu giống và thời vụ đối với cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc…); hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, cập nhật các thông tin về thị trường và giá cả các mặt hàng nông sản để nông dân thực hiện đúng kỹ thuật và có định hướng đầu tư sản xuất.

Triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05/2009/CT-UBND, ngày 29/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã tổ chức được 36 lớp/7 huyện, thành phố với 1.430 người tham gia.

Tổ chức các hội nghị học tập, tuyên truyền và ký cam kết thực hiện bảo vệ và phát triển rừng cho Chủ tịch xã, trưởng các thôn, bản và hộ gia đình, gồm: 65 hội nghị với 1.325 người tham gia; tổ chức 1.502 buổi tuyên truyền với 97.692 lượt người tham gia. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, cháy chữa cháy

rừng; chủ động về lực lượng và phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức 06 cuộc diễn tập phòng, cháy chữa cháy rừng cấp xã; phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức diễn tập phòng, cháy chữa cháy rừng cấp huyện tại huyện Lâm Bình [26, tr.3-5].

2.2.1.4.Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Thực hiện chỉ thị của Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm tổ chức điều tra, khảo sát, lập quy hoạch tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức điều tra khảo sát xây dựng một số quy hoạch chi tiết về thủy lợi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phân loại đất…

Năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã hoàn thành 06 cuộc thanh tra và 01 cuộc kiểm tra được tiếp tục từ năm 2011, từ đó đưa ra kết luận cụ thể cũng như đề nghị chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu sót; đề xuất xử lý kịp thời những sai phạm, trong đó, ra quyết định thu, hồi tạm giữ 37,17 triệu đồng, quyết định xử phạt 11 triệu đồng. Tiếp nhận 36 đơn thư, gồm 12 đơn tố cáo và 24 đơn kiến nghị, đã chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Kết quả đã giải quyết xong 36/36 đơn thư (gồm: tố cáo 12 đơn, tố cáo đúng: 06 đơn; tố cáo có đúng, có sai: 04 đơn; tố cáo sai: 02 đơn); kiến nghị, đề nghị 24 đơn [26, tr.9]. Sở cũng thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo sinh vật hại cây trồng đảm bảo kịp thời theo quy định của ngành, trong đó, ra 67 kỳ thông báo; điều tra, phát hiện 13.005,5ha lúa nhiễm bệnh, chiếm 28,45% diện tích gieo cấy (giảm so với năm 2011 là 1.931ha). Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các trạm khuyến nông và các công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong công tác hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại, bảo vệ an toàn cho cây trồng.

Trong việc giám sát các hoạt động kinh tế nông nghiệp, năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã tổ chức kiểm tra 42 cơ sở, lấy 59 mẫu giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi và 166 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản, lấy 77 mẫu rau, quả, chè, thịt, cá. Về cơ bản các cơ sở được kiểm tra đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất kinh doanh giống vật tư nông nghiệp; có 08/42 mẫu phân tích không đạt tiêu chuẩn chất lượng: 02 mẫu thuốc bảo vệ thực vật, 01 mẫu thuốc thú y, 03 mẫu thức ăn chăn nuôi và 02 mẫu phân bón; xử lý 03 trường hợp vi phạm.

Thống kê, đánh giá phân loại 36/36 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản do cấp tỉnh quản lý (loại A có 20 cơ sở; loại B có 16 cơ sở). Kiểm tra 131 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản, kết quả cho thấy đều thực hiện đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng chất lượng tiêu chuẩn cơ sở hàng hóa nông, lâm, thủy sản tại các huyện: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa và Hàm Yên.

Trong quản lý, phát triển rừng, năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã phối hợp với các ngành kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất lâm nghiệp và kiểm tra công tác quản lý giống, kỹ thuật trồng rừng, thực hiện quy trình khai thác gỗ rừng trồng. Kết quả, đã kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn giải quyết khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở, chỉ đạo khắc phục trồng rừng trên diện tích sử dụng đất sai mục đích. Sở còn tham mưu thành lập tổ công tác cơ động liên ngành, bảo đảm tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an và Quản lý thị trường trong công tác kiểm tra, truy quét và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ và

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)